Bệnh ở chó và cách điều trị hiệu quả
CHẨN ĐOÁN CÁC DẤU HIỆU CHÓ BỊ MẮC BỆNH.
Mệt mỏi, ủ rũ:
Hàng ngày chó thường nhanh nhẹn, bỗng dưng ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn. Nếu do một ngày nó đùa quá sức với trẻ, hoặc phải canh gác, thiếu ăn, mất ngủ, đi xa, v.v… Đó là do mệt mỏi thể xác, có thể hồi phục bình thường sau một thơi fgian nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Bạn chớ lo ngại!
Nếu mệt mỏi, ủ rũ kèm theo nôn (ói) mửa, có thể do bị đánh bả, ăn phải thức ăn sống, ôi thiu.
Nếu mệt mỏi, ủ rũ kèm theo tăng nhiệt độ cơ thể ỉa chảy… nên mời bác sĩ thú y để chẩn đoán đúng bệnh.
Ỉa chảy:
Có thể do rối loạn tiêu hóa, chỉ cần chút nấm men, hoặc men tiêu lactic, hoặc ăn kiêng vài ngày là khỏi. Có thể chó ăn phải thức ăn gây nhiễm trùng đường ruột.
Ỉa chảy kèm theo sốt, nghĩ ngay chó bị bệnh thương hào, hoặc bệnh đường dạ dày-ruột nặng.
Thở rốc:
Mùa hè hoặc mùa khô chó thường thè lưỡi, thơ rốc. Đó là biện tượng bình thường chó thực hiện cân bằng nhiệt.
Nếu là chó già thở rốc vào những ngày mát, đó là triệu chứng chó bị bệnh tim hoặc bệnh phồi mãn.
Gãi da:
Thấy chó gãi nhất là chó luôn luôn gãi, cần kiểm tra xem chó có bị nhiễm các ngoại ký sinh trùng như ve, rận ăn lòng, bọ chét đang đốt, đang cắn hay không.
Nếu có thì làm vệ sinh cho chó, như tắm, chải, và bắt các ngoại ký sinh trùng. Kiểm tra vệ sinh cả ổ chó nằm.
Nếu thấy bệnh ngoài da như ghẻ, chàm (eczema), mò bao lông, mày đay, v.v. nên điều trị ngay cho chó.
Gãi tai:
Nếu chỗ gãi có bớt màu nâu là chó bị ghẻ. Nếu chỗ gãi có bớt màu vàng nhạt khó ngửi là chó bị chàm (eczemo).
Nấc:
Hiện tượng nấc thưởng có thì xảy ra khi chó còn non, nên tẩy giun sán cho chó.
Bỏ ăn:
Nếu chó bỏ ăn vài bữa, nên xem phân có máu hay không ? có thể do viêm miệng, lở mồm mà chó bỏ ă Nên điều trị theo đúng hướng.
Khát nước:
Có thể do thời tiết quả nóng. Nếu kèm theo sốt cao, phân lẫn máu, nghĩ ngay tới chảy máu dạ dày ruột nặng, hoặc viêm nặng đường tiêu hóa.
Phân lẫn máu tươi:
có thề do trực tràng bị tổn thương, hoặc do chảy máu dạ dày – ruột nặng.
Lòng không bông mượt:
Có thể do khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu vitamin hoặc do giun sán có nhiều trong ruột, ăn hết chất dinh dưỡng. Nên tẩy giun sản.
Rụng lông:
Có thể do rụng lông sinh lý, chuẩn bị đẻ, động đực, thay lông, hoặc chó đến tuồi già lông bết lại từng nắm và rụng.
Ho:
Chó non ho, chứng tỏ cảm nặng. Chó trưởng thành ho do đường hô hấp bị kích thích. Có thể cho chó uống thuốc giảm ho.
Nếu ho khan và đau, có thể chó bị viêm phổi hoặc tràn dịch màn phổi.
Nước tiểu:
Chó đái dắt, khó đái do bị sỏi bàng quang.
Nước tiểu vàng xẫm, khó ngửi hoặc màu hồng có thể bị bệnh thận.
Ói mửa:
Nếu vừa ăn xong chó ói mửa ngay. Đó là trường hợp thường gặp ở chó con tham ăn, bội thực, ở chó lớn do ăn phải thức ăn sống, ôi thiu (thịt sống, cá ươn, thạch sùng, chuột, hoặc ăn phải có gặm nhiều xương. Sau khi ăn thức ăn vào dạ dày không tiêu, khiến chó phải ói mửa. Sau khi hết ỏi mửa, chó sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Trường hợp bệnh gồm :
Ói mửa liên tục:
Triệu chứng: chó ói mửa ra tất cả những thức ăn vừa ăn, hoặc trong tất cả các bữa ăn. Tiếp theo là những dấu hiệu thỉnh thoảng muốn khạc, có khi khạc ra nhớt dãi hoặc mật.
Nguyên nhân: dạ dày bị kích thích bởi vật lạ, vật cứng, thức ăn ôi thiu, hoặc chó bị bả nhẹ, nhiễm độc nhẹ hoặc do tác nhân gây nhiễm trùng khác.
Nếu chó ói mửa kèm theo ỉa chảy thì nghĩ tói chó bị nhiễm trùng dạ dày hoặc bệnh virut.
Điều trị theo hướng: xử lý nhiễm trùng và bồi dưỡng cho chó mau lại sức.
Ói mửa không có cơn.
Triệu chứng: chó biếng ăn, rời bỏ ăn, mệt mà vẫn ói khan.
Nguyên nhân: máu thừa urê, đái đường, viêm dạ con, nhiễm trùng, đau dạ dày (bao tử), co thắt ruột, rối loạn thần kinh.
Hướng điều trị theo bệnh đã được xác định. Thí dụ: rối loạn thần kinh, cho chó uống an thần, vitamin B6, B1,…
Ói mửa có máu:
Triệu chứng: trong chất ói mửa có máu đen hoặc màu bã cà phê.
Nguyên nhân: vật lạ làm hư dạ dày, loét dạ dày, y dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Hướng điều trị: cầm máu bằng vitamin K. nếu loét hoặc u dạ dày phải có sự can thiệp giải phẫu của bác sĩ thú y.
Ói mửa có lẫn phân.
Triệu chứng: phân có chất ói mửa, mùi khắn. Trường hợp chó bị bệnh dạ dày nặng hoặc tắc ngẹt ruột.
Điều trị: do bác sĩ thú ý chuyên khoa chữa trị.
Ói mửa tháo vãi.
Triệu chứng: chó ói mửa tháo vãi lung tung, không cơn.
Nguyên nhân: tắc khúc ruột trên, hoặc u ruột, hoặc co thắt, lồng ruột hoặc viêm não.
Điều trị: do bác sĩ thú y chỉ định cụ thể.
CÁC BỆNH NGỘ ĐỘC VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
Chó bị ngộ độc
Khi có chất độc vào cơ thể do chó ăn phải chất độc cùng với thức ăn, hoặc nhiễm nọc độc v.v. sẽ gây ra những hiện tượng toàn thân và đặc biệt nhăt là các rối loạn dạ dày-ruột.
Xuất hiện các triệu chứng như nôn (ói) mửa, ỉa chảy, rồi liệt, thân nhiệt giảm thấp, đôi khi có triệu chứng như bệnh dại.
Điều trị chung: Thải chất độc ra bằng thụt rửa dạ dày.
Tiêm dung dịch glucoza (250g/ngày) tiêm caphein và long não để trợ lực.
Ngộ độc do rắn cắn:
Rắn thường cắn vào đầu, bốn cẳng và vùng bụng, chó kêu và thấy vết tích của rắn ở bên cạnh.
Triệu chứng: có vết cắn nhỏ, sưng lên rất nhanh, đỏ và bầm đen. Tim đập gấp, mạch nhanh. Niêm mạc mắt đỏ ửng. Chó ủ rũ, nôn mửa, ỉa chảy, khó cử động, bỏ ăn và khát nước. Sau 6-12 giờ toàn thân suy yếu, thường chết do ngừng thở.
Cấp cứu: tìm ngay vết rắn cắn, nặn máu để lấy nọc độc ra. Nếu vết cắn ở chân, buộc garồ phía trên. Rạch ngang vết cắn đè nặn máu và chất độc nọc rắn ra bớt.
Khi đang ở rừng, dùng đinh hoặc chia khóa đốt nỏng rồi đè lên vết thương cho cháy.
Đưa chó về nhà ngay hoặc đến ngay trạm thú y. Rửa vết thương bằng thuốc tim đặc hay cồn. Cho chó uống nước chè đặc. Đến trạm thú y để bảc sĩ khám vả điều trị cho chó.
Điều trị: Tiêm dưới da huyết thanh trừ nọc rắn vào bất kỷ một điểm nào trên cơ thể. Tiêm càng nhanh càng tốt.
Tiêm huyết thanh còn có hiệu lực từ 10-12 giờ sau khi bị rắn cắn, nếu chó có thể chịu đựng được đến lúc đó.
Tiêm trợ lực thêm caphein hoặc long não.
Ngộ độc muối ăn:
Nguyên nhân và triệu chứng: do dùng thịt, cá muỗi rửa không sạch muối hoặc ăn phải các thức ăn nhiều muối.
Chó trúng độc : suy nhược, miệng chảy nước dãi nhiều bọt, nôn, ỉa chảy lẫn máu, khát nước, khó thở, thần kinh hưng phấn có lúc dữ tợn như điên.
Nếu bệnh phát triển, chó ủ rũ, mạch yếu, mất cảm giác da, run, co giật và liệt.
Sơ cứu: cho uống đủ nước, uống nước chè đặc, sữa. Cho uống 2-3 thìa dầu thầu dầu hay dầu thực vật khác. Cho chó nhịn ăn 2 ngày. Sau đó cho ăn xúp loãng, nước thịt.
Điều trị: Tiêm dung dịch đường glucôza 250g/ mỗi ngày, và tiêm trợ lực caphein, long não.
Chống nôn bằng châm hoặc bấm huyệt trung vấn. Mạch yếu, ủ rũ thì châm huyệt nhân trung (rãnh giữa của mồi).
Trúng độc bả chuột:
Các loại thuốc bả chuột như hợp chất thủy ngân, sunfua kẽm, clorua bari trộn với thức ăn để đánh bả chuột, chó ăn phải trúng độc.
Triệu chứng: đường tiêu hóa tổn thường nặng, chảy dãi, nôn mửa, ỉa chảy, có khi lẫn máu, bắp thịt nhão, tim suy, co giật, tê liệt. Chó có thể chết ngay những ngày đầu.
Sơ cứu: gây nôn ngay để tống hết các chất chưa trong dạ dày. Pha một thìa sunfat natri vào một bát nước cho chó uống hết. Nếu chó không chịu uống thì dùng thìa đổ vào mồm, cho uống nước chè đặc để nguội, hoặc uống sữa bò. Để chó nằm nơi kín, có đệm lót êm cho chó nằm.
Điều trị: Thải hết chất độc bằng cách thụt rửa dạ dày và ruột.
Tiêm tĩnh mạch dung dịch đường glucoxa 250g/ mỗi ngày.
Tiêm caphein, long não để trợ lực.
Nếu là ngộ độc do thủy ngân thì hơi thở thối, mặt trong má bị loét. Chó sợ sệt, run rẩy, đối khi bại liệt.
Cho uống dung dịch:
Lòng trắng trứng 1 cái
Bột lưu huỳnh 1g
Sữa 100cc
Chia làm 3 lần, cách nhau 1 giờ.
Nếu là ngộ độc do các chất chứa photpho thì những chất nôn ra có thể sống như lân tinh nếu để trong chỗ tối. Hơi thở ra có mùi tỏi.
Cho uống sirô têrêbendin cứ 15 phút một lần. Dung dịch gồm:
Tinh dầu têrêbendin 20g
Keo nhựa arabic 10g
Nước bạc hà 50g
Nước đường 250cc
Đề phòng trúng độc:
Cần kiểm tra kỹ thực phẩm trước lúc nấu thức ăn cho chó, không dùng thịt thối, cá ươn, giữ không cho chó ăn có muối, đầu cá muối, bã thức ăn, cũng như các thức ăn đánh bả chuột.
Luyện cho chó ăn đúng nơi quy định, không ăn bậy.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG TRỊ BỆNH
Bệnh toàn thân
Bệnh Carê (Carré):
Bệnh thường mắc ở chó non 2 năm tuổi. Đây là bệnh nhiễm virút, nhưng thường kèm theo nhiễm trùng khác như tụ cầu trùng, liên cầu trùng v.v.
Chó bị bệnh ủ rũ, thân nhiệt tăng, mắt rất đỏ và có rử. Bệnh có thề kèm theo những biểu hiện như:
Ở thể da: bụng và bẹn xuất hiện nhiều mụn nhỏ, giữa trắng.
Ở thể hô hấp: ho liên tục, khạc đờm vàng nhạt.
Ở thể thần kinh: viêm màng não, viêm não, động kinh. Chó kêu hú, ngã lăn quaỵ, hoặc cứng hàm, hoặc liệt chân đi lảo đảo.
Ở thề dạ dày-ruột: ói mửa, ỉa chảy.
Điều trị: Cách ly con chó bị bệnh. Trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc dạng cóctizôn, đồng thời điều trị các bệnh theo triệu chứng kèm theo như ỉa chảy, ho, v.v.
Chó phải được bồi dưỡng trong khi điều trị.
Lấy huyết thanh của những con chó đã khỏi bệnh Carê tiêm cho chó đương bị bệnh.
Nếu chó được phát hiện và điều trị sớm có thể khỏi bệnh.
Chú ý: khi tiêm cho chó cần theo đúng cách tiêm của y tế và thú y và đúng vị trí như hình 5.
Bệnh dại:
Bệnh do virút tác động tới hệ thần kinh của chó và cuối cùng chó chết không thể chữa khỏi.
Ở nhiều nước hiện nay bệnh này khá hiếm do tiêm chủng phòng bệnh dại liên tục.
Bệnh thường xuất hiệu vào mùa nóng, chó thường biếng ăn, chảy nhớt dãi, thường nấm. Khi lên cơn thì kêu hú.
Có hai dạng bệnh dại:
Dạng dại cuồng: chó thay đổi tính nết, muốn cắn bất cứ ai và bất cứ giống vật nào. Đôi khi sửa hú.
Dạng dại câm: chó không sủa hú, do liệt hàm dưới.
Một con chó bị chó dại cắn sẽ phối bệnh khoảng giữa tuần lễ thứ ba đến tháng thứ ba, hạn hữu có trường hợp tháng thứ sáu mới phát bệnh. Giai đoạn nung bệnh có nguy cơ làm lấy bệnh vào 15 ngày trước ngày phát hiện bệnh dại thấy được.
Người bị chó dại cắn càng gần phía trên, như tay, ngực, cổ, mặt thì bệnh dại càng phát ra nhanh.
Khi nghi ngờ bị một con chó dại cắn, cần giữ con chó lại, không bao giờ giết chết ngay, để theo dõi trong điều kiện nhốt cách ly và cho ăn như bình thường.
Nếu chó bị nhất mà chết trong vòng 15 ngày thỉ khả năng đó là chó mắc bệnh dại.
Người bị chó cắn phải được trị luôn bẳng vacxin phòng bệnh dại của Viện vệ sinh dịch tễ.
Trị bệnh dại bằng các phương thuốc khác còn đáng hồ nghi.
Bệnh Leptô:
Bệnh do xoắn trùng gây nên cho cả người và các động vật. Bệnh sẽ gây những rối loạn toàn thân và cục bộ, dễ nhầm lẫn với triệu chứng các thể bệnh khác.
Chỉ có chẩn đoán bằng huyết thanh mới có thể xác định được tác nhân gây bệnh, cần phân biệt 3 thể:
Vàng da xuất huyết,
Viêm dạ dày xuất huyết,
Viêm thận xuất huyết.
Chẩn đoán bệnh này rất phức tạp, chó là động vật mang mầm bệnh, có thể lây lan cho người, nên cần sớm đem đến bác sĩ thú y khám và điều trị.
Bệnh tiêu hóa thường gặp:
Viêm miệng:
Chó viêm miệng thường biếng ăn hoặc bỏ ăn. Cần vành miệng chó ra kiểm tra xem có màng nhày viêm đỏ, mồm hôi, chảy nước dãi.
Hướng điều trị: cho chó ăn cháo sữa. Dùng thuốc sát trùng nhẹ như xanh metylen, axit boric 2% để bôi vết viêm loét và nước oxy già 1/4 đề rửa vết viêm loét.
Cho chó uống sunfamit, ampixilin, penixilin v.v. Nếu viêm lợi cho uống thêm vitamin C.
Nên cạo hết cao và bựa ở răng chó.
Vật lạ trong miệng:
Thường vật lạ là xương, mảnh gỗ, lười câu, v.v, mắc vào lưỡi, mả, lợi, hàm ếch, kẽ răng. Thường chó biểu hiện bằng cách khạc hoặc cho chân móc mồm.
Hướng điều trị: gỡ vật lạ khỏi miệng một cách bình tĩnh. Dùng nước muối bơm vào miệng để sát trùng. Nếu có vết xây xát dùng xanh metylen để bôi vào.
Viêm tuyến nước bọt:
Tuyến nước bọt tấy đỏ lên, nước bọt chảy nhiều, khó nhai, sốt.
Dùng sunfumit, hoặc các thuốc kháng sinh, tiêm hoặc uống như penxilin, erythromyxin.
Đắp gạc ấm nóng lên chỗ viêm.
Khó tiêu:
Rối loạn tiêu hóa, có thể ói mửa, bội thực hoặc nhiễm ký sinh trùng nặng.
Nếu bội thực, chó ói mửa sinh lý, sẽ khỏi sau khi hết nôn. Điều chỉnh bữa ăn cho hợp lý.
Nếu nhiễm ký sinh trùng nặng, nên tẩy giun sán định kỳ.
Viêm dạ dày, ruột:
Chó mắc bệnh sẽ gầy cóm mệt nhọc, khát nước, ói mửa, táo bón hoặc ỉa chảy.
Viêm dạ dày cấp: có thể trị khỏi bằng cách cho ăn thức ăn mềm, lỏng. Cho uống bicacbonat natri, nước bắp cải. Điều trị bằng một trong các loại thuốc sau: Furazolidon, cloroxit, sunfaganidin, streptomyxin.
Nếu kèm tảo bón, cho uống thêm dầu parafin hoặc thuốc nhuận tràng sunfat natri (5g/kg thể trọng), sữa chua.
Nếu kèm ỉa chảy, cho uống thêm thuốc trị ỉa chảy, chủ yếu là thuốc có tanin, búp ổi, vỏ lựu, và uống thêm cây có sữa (trị ỉa chảy rất tốt).
Viêm da dày, ruột do nhiễm giun sán: Trước tiên trị viêm dạ dày, rồi sau mới tẩy giun sán. Không bao giờ vừa trị viêm dạ dày vừa tẩy giun sán.
Giun sán:
Giun sán ký sinh trong ống tiêu hóa thường hấp thu mất hết thức ăn của chó, khiến chó gầy.
Giun sán có thể gây nhiều bệnh. Nếu nhiều giun sán có thể làm tắc ruột, giun có thể chui ống mật làm tắc ống này v.v…
Nên định kỳ tẩy giun sán cho chó. Chó cái trước khi động đực cần được tẩy giun sán. Trước khi đẻ không cho tẩy giun sán. Chó con 2 tháng tuổi cần được tẩy giun sán và 10 ngày sau tẩy lại.
Thuốc tẩy xổ giun có nhiều loại, có thể dùng thuốc tẩy xổ giun như piperazin, decaris v.v.
Bệnh dinh dưỡng thường gặp
Bệnh còi xương:
gặp ở chó non. Bộ xương biến dạng kèm theo rối loạn về hóa xương.
Nguyên nhân: sữa mẹ không đủ chất về lượng, hoặc thức ăn thiếu vitamin, thiếu muối khoáng hoặc nơi ở ầm ướt, thiếu ánh sáng, ít luyện tập.
Biểu hiện: biến dạng các đầu khớp xương, xương chi không thẳng, nhất là chân trước, cột sống uốn vẹo, xương sườn có nốt, gầy còm.
Điều trị và chăm sóc : Giữ vệ sinh ăn uống, cho ăn thịt tươi, xương hàm cho thêm muối canxi, adrénalin ecgosterôn, ngay từ 2 tháng tuồi. Nếu nặng tiêm glucô canxi vào tĩnh mạch, tiêm vitamin D, cho tăm nắng vào buổi sáng cho ra hoạt động ngoài trời.
Bệnh thiếu máu:
Khối lượng bị giảm, số lượng hồng cầu hạ thấp, là bệnh kế phát của các bệnh nhiễm trùng (Care, lao) ký sinh trùng máu (lê dạng trùng) hoặc là hậu quả của chế độ ăn uống kém.
Chó mệt mỏi, uể oải, ít hoạt động, niêm mạc nhợt nhạt.
Điều trị: Cho ăn uống tốt, thịt tươi, ăn gan lách tiêm các loại thuốc bổ máu, muối sắt vitamin B12
Bệnh hô hấp thường gặp
Viêm mũi:
Chó thường ngứa nên gãi mũi. Mũi chảy nước, rồi có mủ. Đổi mùa cũng dễ viẻm mũi. Bệnh Carê cũng kèm theo viêm mũi.
Điều trị: Nhỏ mũi bằng chloramphenicol, dùng thuốc mỡ tetraxyclin, cho uống sunfamit. Nếu nặng cho uống các thuốc kháng sinh liều cao, như penixilin, am pixilin.
Chảy máu cam:
Các mao mạch trong xoang mũi bị vỡ boặc do viêm cấp xoang mũi hoặc do giun.
Vitamin K tiêm dưới da. Tạm lấy bông nút lỗ mũi.
Ho:
Có thể do viêm phế quản.
Dùng thuốc giảm ho như sirô broniua, song phải xem thêm một số trường hợp viêm phế quản, lao.
Viêm phế quản:
Có nhiều thể viêm phế quản.
Nghe phổi có tiếng rít. Kèm theo ho và nước mũi có khi lẫn mủ.
Hướng điều trị: tiêm kháng sinh streptomyxin và các thuốc trợ lực, như caphêin, vitarnin B1, hoặc cho uống am pixilin.
Bệnh hệ niệu sinh dục thường gặp
Viêm thận:
Triệu chứng: ủ rũ, chốn ăn, đi lại khó khăn, rất nhạy cảm và đau ở vùng thận. Đái ít, có khi không có nước tiểu (trường hợp bệnh nặng). Sốt. Trường hợp mãn tính thì hơi phù. Đái vặt. Khát nước.
Điều trị: Tiêm urotrophin, dung dịch đường glucoza (100g) ngày. Kháng sinh cloroxit. Uống chất chiết actiso.
Đái ra máu:
có thể do nhiều nguyên nhân, người ta thường xem nước tiểu để phân biệt:
Nước đái đỏ lúc đầu: do tổn thương niệu đạo hoặc tuyết tiền liệt.
Nước đái đỏ hoàn toàn: tổn thương ở thận.
Nước đái đỏ lúc đái gần hết: tổn thương ở bàng quang.
Nước đái sẫm như nước chè: do huyết sắc tố bị tê dạng trùng phá hủy thải ra theo nước tiểu.
Điều trị: Cho nghỉ ngơi, ăn nhiều đạm.
Tiêm dưới da vitamin K, và tùy theo nguyên nhân xác định mà điều trị các căn bệnh khác.
Viêm bao qui đầu:
Lông ở chỗ qui đầu dính bết với nhau, chảy ra những giọt mỏ vàng hơi xanh, đái không đau.
Điều trị: Rửa bao qui đầu bằng dung dịch thuốc tím 1/2000. Bơm dung dịch peenixilin vào trong bao qui đầu.
Viêm dịch hoàn:
Dịch hoàn sưng viêm do chấn thương hoặc nhiễm trùng.
Điều trị : Cho uống sunfamit, salol, salixilat Na (0,10-1,00g), chia làm 3-4 lần trong ngày
Sa âm đạo:
Thường xảy ra ở chó non và lúc chó hết động đực.
Dùng tay (sau khi đã sát trùng dung dich thuốc tím 1/2000) đặt tại vị trí của âm đạo.
Rồi châm cứu huyệt vĩ căn (điểm giữa của mỏm gai xương khum cuối và xương đuôi đầu tiên)
Viêm tử cung:
Có thể do nhiễm trùng vì chấn thương do sẩy thai, sót nhau, hoặc do động đực hoặc viêm âm đạo.
Triệu chứng : bỏ ăn, sốt, dịch nhầy bốc mùi từ âm hộ chảy ra.
Điều trị: Buộc khăn lạnh vào bụng. Rửa dạ con (tử cung) bằng dung dịch thuốc tím 1/2000. Tiêm oxy- toxin để cơ trơn dạ con co bóp tống các chât bẩn ra. Tiêm pênixilin.
Viêm vú:
Vú cương to lên, sưng đỏ, sữa lốn nhổn, sốt.
Điều trị: Dùng khăn ấm đắp vú. Bởi glyxêrin iốt ngoài bầu vú. Cho uống bồ công anh giã nát, vắt laasty nước uống) một ngày 3 lần. Tiêm pênixilin.
Bệnh ngoài da.
Chàm (eczema):
Nguyên nhân do rối loạn nội tiết, hoặc do dị ứng, v.v.
Thế chàm ẩm ướt: vết chàm nhớt, chảy nước.
Thế chàm vảy: vết chàm tróc vảy.
Thế chàm chốc: vết chàm có hạt và mủ.
Có thể vừa bị chàm vừa bị nhiễm trùng ngoài da. Khi có bị chàm mãn tính khó chữa khỏi. Khi chàm cấp tính thường xuất hiện ở chung quanh mắt, tai, gan bàn chân trước, kẽ chân. Rất ngứa, chó thích gãi.
Điều trị: Dùng máu tự thân để tiêm bắp. Lấy máu tĩnh mạch của nó đem tiêm bắp cho nó.
Dùng khế nướng trộn một ít muối giã nhỏ, xát vào những vùng bị chàm. Ở thế chàm vảy thì bóc vảy bôi dung dịch iot 3%. Ở các thế chàm đều có thể dùng thuốc mỡ oxit kẽm để bôi vào các vết chàm.
Chốc lở:
Vết lở loét do bị xây xát nhiễm trùng. Rửa bằng nước muỗi hoặc thuốc tím. Dùng bông thấm khô, rồi rắc bột sunfamit, furazolidon, chloroxit hoặc pênixilin.
Vảy phấn:
Bệnh thường gặp ở chó già. Tắm với nước có lưu huỳnh.
Ghẻ:
Bệnh rất hay lây, lúc đau ở sau tai, chó gãi luôn. Sau lan ra khắp đầu, cổ và toàn thân.
Bệnh dễ trị bằng cách tắm ghẻ với các lá như lá xoan, cây cỏ vòi voi, bôi các thuốc ghẻ như thuốc DEP, hoặc dung dịch Dipterex 1 – 2%.
Nên giữ gìn vệ sinh cho chó và ổ chó.
Mò bao bông:
Do Mò bao lông (Demodex canis) ký sinh ở tuyên nhờn bao lông mao của chó. Lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc.
Triệu chứng: Dạng bệnh thường gặp: da dày lên và nhăn nheo, xuất hiện vẩy hoặc thể vảy, lông rung, ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu đỏ.
Dạng khác là nổi mụn do nhiễm vi khuần, thường dạng này xuất hiện trước dạng vảy. Phát triển những mụn nhỏ đường kính vài milimet, hoặc có thề thành nốt áp xe rộng, đôi khi gặp cả những ố hoại tử. Dạng vảy khốc liệt hơn.
Ở chó gặp cả hai dạng bệnh này, thường nổi mụn ở bụng hai bên chân, trên mặt, khuỷu chân, trên chân.
Chẩn đoán: cắt lông, dùng dao mổ tẩm glyxerin, cạo sâu lấy mủ của những nốt mụn hay áp xe lên bản kính nhỏ một giọt nước sinh lý hoặc dầu hỏa, rồi soi kính hiển vi tìm mò Demodex.
Hoặc cho bệnh phẩm vào dung dịch xú (NaOH 10%) đun sối 5 – 6 giây, rồi ky tâm, lấy cặn, soi kinh hiển vi tìm mò Demodex.
Điều trị : Chữa bệnh mò bao lông rất khó, vì mo này nằm sâu dưới da. Cần phát hiện sớm để chữa.
Điều trị theo các cách như sau: Cạo lông chung quanh vùng bị bệnh, bôi lên da dung dịch trypanxin 1% với liều 0,5ml/kg thể trọng. Bôi 2 lần, cách 3-5 ngày.
Nếu bệnh đã mưng mủ, chỉ bôi ngoài da thì không khỏi, cần phải dùng thuốc tiêm trypanxin 1% vào dưới da với liều 0,5 – 1,0 ml/kg thể trọng tiêm 2-3 lần, mỗi lần cách 6 ngày. Đồng thời tiêm pênixilin.
Phòng bệnh: Chủ yếu là cách ly chó. Khử trùng chuồng trại.
Ve:
Ve ký sinh ở chó thường là ve chó (Rhipicephalus sangnineus) màu đen. Chó săn hoặc hay đi lùng sục, hoạt động trong rừng rậm, trên đồng có, các bụi cây nhỏ thườug bị cảc loài ve khác bám và hút máu.
Cần phân biệt 3 giai đoạn phát triển của ve để có biện pháp phòng và diệt ve thích hợp:
Ve ấu trùng thường gọi là ve cám, nhỏ bằng hạt cám, màu đỏ nâu, vừa mới nở từ trứng ra, có 6 chân. Thường bám ở mặt, trong vành tai hoặc ở kẽ chân của chó.
Ve thiết trùng do ve cám hút no máu, lột xác mà thành. Ve này có 8 chân, màu nâu nhạt, to bằng hạt tấm khi chưa hút máu. Thường gặp nhiều ở bẹn, nách và ở kẽ vành tai, trên lưng, hông
Ve cái và ve đực do thiếu trùng lột xác thành. Ve này có 8 chân, màu đen hoặc nâu đen, hút no máu có thể to bằng hạt đậu đen hoặc hơn. Thường bám nhiều ở bẹn, kẽ chân và trên lưng, hông.
Ve cái no máu, rơi xuống đất đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng bám vào chỗ, hút mảu, rơi xuống đất lột xác thành ve thiếu trùng. Thiếu trùng bám vào chó hút no máu, rơi xuống đất lột xác thành ve trưởng thành (ve cái hoặc ve đực). Toàn bộ vòng đời của ve chó nên thuận lợi tiến triển trong vòng 45- 165 ngày (1 tháng rưỡi-5 tháng rưỡi).
Cách diệt ve và chăm sóc chó: Thường xuyên kiểm tra xem có các dạng ve ở tai, háng, bẹn và kể chân, nhất là sau lúc chó đi dã ngoại về.
Nếu có ít ve thi bắt cho hết, hoặc bôi dầu hỏa ve sẽ rơi xuống đất. Nếu có nhiều ve thì diệt ve theo các cách sau:
Tiêm phun xát thuốc diệt ve: Cho chó vào chỗ rám mát, phun hoặc dùng que bọc giẻ đè xát thuốc dipterex 0,3% vào nơi có ve, lúc 8-10g sáng, trời nóng ấm. Không nên phun và xát thuốc vào những ngày giá rét.
Hoặc dùng evecmectin với liều 0,2 mg/kg cân nặng tiêm dưới da chó.
Tắm thuốc diệt ve cho chó: Pha thuốc diệt ve dipterex 0,2-0,3% vào một chậu tôn cao và rộng, dài hơn kích thước của chó để thuốc có thể nạp lưng và cổ chó. Cho chó vào chậu, dùng que quấn giẻ hoặc bàn chải kỳ cọ cho thuốc ngấm vào dưới lông đến tận những chỗ ve thường bám, như nách, háng, bẹn, kẽ chân v.v…trong 15 – 20 phút. Dùng que quất giẻ tẩm thuốc diệt ve bôi vào mặt trong vành tai.
Sau lúc tắm xong cho chó vào nghỉ chỗ râm mát trong 2-3 giờ cho khô thuốc và cho ve rơi xuống đất để gom lại, và diệt hết những con ve còn sống sót.
Chú ý:
Không tắm cho chó vào những ngày giá rét.
Không để thuốc vào lỗ tai hoặc rây vào mắt. Nếu chó có những vết thương thì không nên tắm, mà chỉ bôi phun thuốc diệt ve, tránh các vết thương đó.
Diệt ve chó trong chuồng và nhà ở: khi thấy ve xuất hiện trên cơ thể chó, cần quét dọn sạch chuồng chó hay góc nhà chó thường nằm, rồi phun thuốc diệt ve dipterex 0,2-0,3%. Chú ý những khe, kẽ trên vách, tường là những chỗ ve thường ẩn náp. Nhẩt là khi thấy có nhiều ve cái no máu trên nền nhà, vách, tường cần diệt hết. Nếu không chúng sẽ đẻ trứng và nở ra rất nhiều ve cám. Sau khi đã diệt sạch ve nơi chó ở mới cho chó cảnh vào.
Bọ chét:
Bọ chét có thân dẹp, màu vàng, nâu, hoặc sẫm đen, v.v. Thường gặp loài bọ chét chó Ctenocephalidcs canis trên cơ thể chó, mèo và cả người.
Chúng gây ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng lông con, làm cho chó gầy yếu, và có thẻ chết.
Nguy hiểm nhất là chúng làm môi giới truyền bệnh dịch hạch từ động vật hoang sang chó và người.
Biện pháp phòng và diệt bọ chét: Làm giảm mức độ sinh sản của bọ chét bằng cách quét dọn sạch sẽ, phun thuốc diệt côn trùng vào nơi ở của chó.
Dùng cả thuốc diệt bọ chét rồi phun, xát hoặc tắm cho chó cách diệt ve.
Một số thuốc có tinh chất vừa diệt trùng, lấy uế vừa diệt bọ chét và các côn trùng ký sinh khác (Bảng 2)
Bảng: MỘT SỐ THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG:
Thuốc | Nồng độ (%) | Thời gian tiếp xúc (giờ) | Nhiệt độ (độ) |
Focmaldehyt/clorophốt | 1/0,2 | 3 | 17 – 25 |
Focmaldehy/triclorometaphốt – 3 | 1/0,2 | 3 | – |
Focmaldehyt/DDVP | 1/0,05 | 3 | – |
Clorua iốt/clorophốt | 5/0,2 | 3 | – |
Chế phẩm 257/clorophốt | 3/0,2 | 3 | – |
Các bệnh khác:
Bất thụ:
Ở chó đực có thể do tinh hoàn bị viêm lép, u hoặc do việc phóng tinh bị trở ngại do khối u hoặc do thiếu hócmôn sinh dục, hoặc do di truyền v.v.
Ở chó cái có thể do viêm dạ con, nhiễm trùng, thiếu hocmon sinh dục, u buồng trứng,v.v…
Nòi chung, các con chó bất lực không nên dùng làm chó sinh sản.
Sảy thai:
Nếu do nguyên nhân bị chấn thương, chạy nhiều, nhiễm trùng cấp thì chó sảy thai. Sau thời gian phụ hồi vẫn thử cho chó nhảy đực lần nữa.
Nếu vẫn sảy thai thì nên tìm nguyên nhân xem có những khuyết tật di truyền, thiếu hocmon,v.v…Nếu có không nên dùng con chó cái này làm chó sinh sản.