Cách nuôi và chăm sóc chó từ nhỏ đến trưởng thành
Chuồng chó:
Để đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, phải bảo vệ cho chó khỏi bị mưa gió, bụi, lạnh rét hay nóng bức. Nơi nuôi chó phải bảo đảm khô ráo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Chó có thể nuôi trong nhà, nhốt trong cũi ngoài nhà ở, hoặc trong nhà nuôi chó riêng biệt.
Nuôi chó trong nhà:
Cần phải chuẩn bị cho chó có một ổ nằm ổn định. Chó non mới mua về phải định cho nó một chỗ ở nhất định, có thể là một hộp giấy, một hộp gỗ hoặc một ổ mềm đặt trong góc nhà. Lót ổ bằng bao tải dứa hoặc một thảm bện. Vải ngày thay lót, cọ rửa một lần, cứ 15 ngày một lần nhúng lót ổ vào thuốc sát trùng. Mùa hè không cần phải lót, song phải quét dọn và phun thuốc diệt ký sinh trùng như ve, bọ chét ở góc nhà, nơi chó thường nằm để đề phòng ve và các ký sinh trùng phát triển trong nhà của chúng ta.
Cũi chó:
Nếu nuối nhốt chó trong cũi ở ngoài nhà thì cũi chó phải có kích thước cân đối với tầm vóc của chó, lúc chó đứng chỉ chiếm 2/3 chiều cao và 2/3 chiều dài của cũi. Với chó trung bình, cũi phải cao 1,25cm, dài 1,5m, rộng 0,5m.
Chó con cao từ 0,55-0,70m thì cũi chó dài từ 1,00 – 1,30m, cao đến nóc 1,20 – 1,50m, cao đến trần 0,80m – 1,00m. Cửa ra vào cao từ 0,57 – 0,72m, rộng 0,30 – 0,45m. Nền cao ít nhất là 20cm. Cũi có thể làm bằng gỗ hoặc xây gạch và láng trơn bằng xi măng để có thể khử trùng dễ và thường xuyên quét dọn. Sàn nền làm bằng gỗ, không nên làm bằng xi măng chó sẽ bị lạnh. Cần chú ý các khe trên vách đế để phòng ve phát triển tỏng đó. Cũi chó nên có mái che mưa nắng và đặt theo hướng đông, hoặc hướng nam, hoặc hướng đông nam, trên khu vực đất cát và dốc đủ thoát nước, và dưới các tán cây lớn cho râm mát.
Nhà chó:
Nếu có đàn chó cảnh đông con hoặc chuyên doanh chó phải dựng nhà riêng cho chó ở. Nhà chó phải đặt nơi khô ráo, bảo đảm rộng, thoáng khô và đủ ánh sáng, trồng cây bóng mát chung quanh, có hàng rào kín, cao trên 2m. Nếu ít chó chỉ cần một cửa, nhiều chó phải có cửa chính lớn có khóa. Nhà chó có nhiều ô (ngăn chuồng), mỗi ô thông với một sân chơi lộ thiên, nhốt 1 con chó (chó lớn). Mỗi ô dài 2m, rộng 1,3m, tường không cao quá 2,0-2,5m tường sau cao 1,5-2,0m, có cửa ra vào và cửa thông với sân sau làm sân chơi (40 x 50cm). Sân chơi dài 3m, rộng 2m và cao 2,2m, có hàng rào ngăn cách cao 2,2m.
Trong mỗi ổ cần có một vản gỗ để chó nằm, dài l,00m, rộng 0,80m, dưới có gạch hoặc gỗ kê cao 0,15- 9,20m. Mùa rét có thể cho thêm rơm, cỏ khô cho chó nằm. Nhà chó có thể xây bằng gạch hay làm bằng gỗ nhưng phải phẳng nhẵn để dễ sát trùng, dội rửa làm vệ sinh và chống ve phát triển.
Nếu chó nhốt chung thì không cần chia ổ, nhưng phải chia ra các phòng nuôi, phòng cách ly, phòng chó đẻ và phòng chó con, sân chơi, v.v…
Nhà chó hoặc trại chó áp dụng cho chủ kinh doanh nghề chó, hoặc cho các cơ quan sử dụng chó nghiệp vụ như công an, hải quan, quân đội.
Thức ăn của chó.
Nhu cầu thức ăn của chó:
Chó vốn là động vật ăn thịt, nhưng được nuôi dưỡng từ lâu nên đã trở thành ăn tạp. Chó cần những chất căn bản cho sinh trưởng và duy trì các hoạt động sống của cơ thể như:
Nước có trong các loại thức ăn (trong thịt có từ 40 – 70% nước).
Đạm động vật có trong thịt với hàm lượng rất cao.
Tinh bột và đường có trong các loại hạt, củ, quả.
Mỡ béo có giá trị năng lượng rất lớn, có nhiều trong thịt mỡ, trong dầu thực vật.
Các chất khoáng, chỉ cần một lượng rất ít, như muối ăn, canxi, kali, magie, clo, iot, photpho, fluo, đồng, v.v…
Vitamin rất cần thiết cho các quá trình trao đổi chất.
Ở trạng thái hoang dã, con chó tự tìm kiến các chất khoáng và vitamin bằng cách chỉ ăn thịt con mồi mà trước hết là chúng ăn phủ tạng và tất cả những chất chứa trong dạ dày và trong ruột của con mồi.
Thức ăn động vật:
Gồm có thịt và các phế thải của lò sát sinh như tiết, phổi yà bột cá.
Chó có thề tỉêu thu thịt của tất cả các loài động vật. Nhưng để đề phòng các bệnh ký sinh trùng đường ruột, nên thịt phải được nấu chín hoặc luộc kỹ trước lúc cho chó ồn. .Vì óc của cừu có thể chứa nhiều túi sán Coenurus, gan của động vậy nhai lại, gan lợn có nhiều túi sán Echinococcus; v.v. Những túi sán này có thể lan truyền cho chó. Riêng thịt ngựa, có thì cho chó ăn tươi sống mà không nguy hại gì cả.
Các phế thải của lò sát sinh rất giàu đạm và các chất khoáng, vitainin, có thể chế biến thành bột thịt làm thức ăn cho chó rất tốt.
Tiết (máu) của các động vật cho chó ăn tươi hoặc luộc chín hoặc để làm bánh bích qui cho chó ăn rất tốt.
Đầu cá có chưa nhiều canxi, photpho cần cho chó non hoặc chó mẹ có chửa hoặc đương cho con bú
Trứng là thức ăn bổ sung cho chó non.
Thức ăn thực vật:
Gồm có các hạt ngũ cốc như ngô, gạo, tấm cám. Bột ngũ cốc cho thêm cà rốt, củ cải, bắp cải, khoai tây, các loại đậu rồi hầm nhừ thành cháo nhuyễn, chó rất ưa thích. Bánh mì dầm nước nóng thành cháo cho dễ ăn hơn là dạng rán khô (bít cốt). Các loại rau tươi có thể thái nhỏ cho ăn sống.
Các vitamin:
Rất cần cho sinh trưởng và tăng sức đề kháng của chó.
Vitamin A : làm cho mắt sáng, giúp sinh trưởng, chống nhiễm trùng. Vitamin A có nhiều trong phủ tạng các động vật ăn cỏ, trong tảo, trong sinh vật biển, trong củ cà rốt,.ớt đỏ, trong máu, sữa, gà, bê, lợn v.v.
Vitamin A rất cần cho chó con mỗi ngày đêm cần 1mg, còn chó mẹ cho con bú, chó cái có chửa phải gấp 3 lần (3mg).
Vitamin nhóm B như B1, B2, B12 có tác động rõ đến các hoạt động thần kinh rất cần trong sinh dưỡng. Vitamin B12 chống bệnh thiếu máu.
Các Vitamin nhóm B có nhiều trong men bia, mầm lúa, cám gạp, đậu nành, lạc. B2 có trong trứng gà, gan lợn, lươn, có tác dụng tốt cho da, màng nhày.
Vitamin C chống nhiễm trùng rất tốt, có nhiều trong hoa quả xanh, lá xanh, chanh, cam, rau xà lạch, trong gan cừu, bò và bê.
Trong một ngày đêm, chó non cần 10 mg vitamin C, chó trưởng thành gấp 5 lần, chó cái có chửa gấp 25 lần.
Vitnmin D tự hình thành dưới tác động trực tiếp của Mặt trời lên chất cholesterol trên da chó. Nên chó sống ngoài trời ít bị còi xương, mặc dầu nuôi dưỡng kém. Vitamin D, tác dụng chống còi xương, thấy có nhiều trong các loài cá, nhất là cá ngừ, trong lòng đỏ trứng gà và trứng vịt.
Vitamin K chống chảy máu. Tiêm tĩnh mạnh với liều 50mg vitamin K cho chó cái sắp đẻ để đề phòng chảy máu ruột cho chó con sau này.
Hàm lượng các chất dễ tiêu hóa:
Trong một số thức ăn chính của chó: Nhu cầu dinh dưỡng được đánh giá bằng đơn vị dinh dưỡng và bằng calo của các khẩu phần cũng như của một loại thức ăn nào đó. Sau đây là hàm lượng các chất tiêu hóa được trong một số thức ăn chính của chó, định lượng trong 100g và được đánh giá bằng đơn vị dinh dưỡng và calo. (Bảng 1 trang sau).
3. Chăm sóc chó con.
Những giai đoạn cần thiết:
Từ 6 tuần tuổi đến 1 năm tuổi là ở giai đoạn chó non. Chăm sóc chó non vào giai đoạn này có ý nghĩa quyết định cả về tầm vóc, sức khỏe, tính nết.
Bảng: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG MỘT SỐ THỨC ĂN.
Thưc ăn | Đạm | Mỡ béo | Tinh bột | Đơn vị dinh dưỡng | Calo |
Thịt tươi | 18,5 | 10,25 | – | – | – |
Bột thịt | 67,5 | 12,70 | 0,3 | 96,5 | 395 |
Máu tươi | 18,6 | 0,20 | 0,2 | 19,2 | 78 |
Máu đã làm khô | 59,5 | 1,5 | 1,3 | 64,4 | 264 |
Sữa bò | 3,2 | 3,6 | 5,0 | 16,8 | 69 |
Gạo | 6,9 | 0,3 | 72,7 | 80,5 | 330 |
Bánh mì | 6,64 | 0,43 | 52,36 | 60,0 | 241 |
Chọn chó con vừa cai sữa, bụ bẫm, khỏe mạnh, không có khuyết tật về ngoại hình. Nên biết nguồn gốc cùa chó mẹ. Ở nước ta việc biết được nguồn gốc của chó là việc khó.
Chó vừa cai sữa cần được chăm sóc tốt, không có nghĩa là “ôm ấp” như một số người “quá thích”.
Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 chó non ăn ngày 4 bữa. Thành phần thức ăn tùy theo từng giống chó và tùy theo khả năng của chủ chó. Song cố gắng tìm cách cho chó non ăn tốt, dễ hấp thụ thức ăn: cháo loãng đến cháo đặc, thêm chút nước thịt hoặc thịt thái nhỏ, không cứ phải là thịt heo. Dùng phổi lợn, bò hoặc trâu cũng có thề có lượng đạm cần thiết cho chó.
Đến 2 tháng tuổi phải cho chó con cai sữa, tập cho ăn chất bột gạo hoặc bột mì nấu thành cháo, cho thêm ít thịt và vitamin.
Từ tuần thứ 8 đến 5 tháng tuổi cho chó ăn ngày 3 bữa, thức ăn có thể là cơm, chút rau, chút thịt.
Từ 5 tháng tuồi đến 1 năm tuổi là giai đoạn phát triển về cơ và xương của chó chuẩn bị thành chó trưởng thành. Muốn có một con chó đẹp phải nuốt tốt. Ngày cho ăn 2 bữa no đủ.
Chó non lúc 2 tháng tuổi nên cho chó tẩy giun sán. Ngoài 2 tháng tuổi đến 12 tuần cần được tiêm chủng. Không chờ lúc chó 3-4 tháng tuổi mới cho tiêm chủng. 10 ngày sau tiêm chủng chó mới có sức đề kháng do tiêm chủng, cho nên trong thời gian đó cần tránh không cho chó tiếp xúc vi nguồn lây nhiễm bệnh.
Luyện chó ở sạch:
Lúc mới mua chó về có hai cái phiền: chó kêu nhớ nhà và chó đái ỉa lung tung.
Lúc đầu bắt chó vào kỷ luật hơi khó. Nên dành vài ngày đầu theo dõi xác định chó thường ỉa đái vảo lúc nào. Thường khi cần kip, chó quay tròn tìm chỗ, có ý muốn ngồi xổm hoặc duỗi hai chân sau. Lúc đủ nhẹ nhàng bế chó tới chỗ “nhà cầu” của nó. Nhà cầu của chó là một hộp gỗ hoặc hộp giấy có thành thấp, chó có thể tự leo vào leo ra dễ dàng. Đáy hộp rải một lớp cát. Đặt hộp ở chỗ nhất định, thường gần chỗ chó nô đùa.
Nếu chó đã trót nhỡ, thì phải túm lấy gáy của chó đặt nó vào “nhà cầu” đã có phân và nước giải để nó nhớ và quen, chỉ nhắc cho nó quen, rồi dọn sạch chỗ nó đã “làm bậy”.
Giai đoạn đầu đòi hỏi ta phải kiên nhẫn luyện cho chó quen “nhà cầu”, rồi sau nó sẽ quen, có con chỉ vài lần là nhớ liền. Bản tính của chó là ưa sạch.
Sau này, khi chó đã lớn hơn thì “nhà cầu” của nó được dời xa hơn (ra ngoài sân chẳng hạn) cho đến lúc nó biết tìm chỗ giải quyết không phiến đến chủ vào lúc sớm tinh mơ hay chiều tối.
Còn chó ăn ở đâu? Nhiều gia đình ít quan tâm tới việc định nơi cho chó ăn. Cần cho chó ăn đúng nơi quy định và đúng bát (chén) ăn quy định nhằm đề phòng bạ chỗ nào cũng ăn, dễ bị đánh bả.
Khách đến nhà không bao giờ để khách cho chó ăn dù là kẹo bánh mà chó vẫn thích.
Chăm sóc chó trưởng thành.
Chó từ 1 năm tuổi trở lên được coi là chó đã thành thục.
Trong thời kỳ trưởng thành chó có thể là “bạn tâm phúc” và là “vật sinh lợi…” của chúng ta.
Chó trưởng thành vốn ưa sạch, không thích ồn ào. Chó ở nông thôn được sống thoáng đãng hơn chó ở thành phố, nhất là chó bị sống “tù hãm” trong những căn họ khép kín.
Chăm sóc vệ sinh:
Cho chó là việc rất cần thiết. Nên thường xuyên tắm cho chó, chỉ tránh những ngày mưa, rét. Chó cảnh thường quấn quít bên người càng cần được tắm chải luôn. Hàng tuần hoặc hàng tháng nên tắm cho chó, nhất là mùa khô, mùa hè ít nhất mỗi tháng tắm 2 lần, thời kỳ nóng bức nên tắm ngày 1 lần. Tốt nhất là cho bơi trong hồ, sông. Không nên cho chó tắm vào lúc nắng gay gắt, lúc giữa trưa hoặc lúc tối khuya. Tốt nhất là cho chó bơi hoặc tắm trước bữa ăn trưa và bữa ăn chiều.
Khi tăm chớ làm cho có sợ nước, những lần đầu không tắm lâu. Dội nhẹ ít nước rồi xát xà phòng, đánh nổi bọt 2 – 3 phút, dội sạch xà phòng. Tránh xà phòng vào mắt, tai, mũi, mõm của chó. Tránh dội nước vào đầu chó hoặc dìm đầu chó xuống nước. Sau này chó đã quen thì thích tăm. Sau khi tắm xong cho chó tự rũ lông hoặc phơi nắng cho khô lông, nhưng không cho chó lăn đất bẩn.
Xén lông và chải lông.
Thường cần thiết xẻn lông và chải lông cho các giống chó có lồng dài, nhưng chỉ xẻn lông vào mùa hè nóng bức.
Một số nước, người ta xén lông cho chó để trang trí thành mốt, như một mốt “Zazou” tạo cho con chó có dáng như mặc quần đùi hoặc mốt “sư tử” v.v…
Chải lông cho chó, nhất là chó cảnh, không những chống bụi, phát hiện các ngoại ký sinh trùng như ve bọ chét, rận ăn lông, v.v… mà còn làm cho lông mượt và tạo dáng cho chó cảnh. Để chải lông bắt ve ta phải chải từ dưới chải lên trên về phía đầu chó. Tịa đùi, mông, lưng chải từ trên xuống dưới. Chó lông xù dài phải chải từ sau ra trước, từ dưới lên trên về phía đầu chó. Chó lông ngắn thì cọ phải chải từ trước ra sau, từ trên xuống dưới dùng bàn chải mềm. Để chải mượt lông phải chải xuôi, nhất là sau khi chó đã tắm xong và bộ lông vừa khô.
Thức ăn của chó trưởng thành:
thường theo nhu cầu của chó và khả năng của chủ chó. Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.
Nhiều người cho rằng cho chó án mặn dễ sinh ghẻ lở. Thực ra cho chó ăn mặn quá là không hợp nhu cầu dinh dưỡng của chó. Còn chó bị ghẻ lở là do nhiều nguyên nhân. Điều quan tâm hàng đầu là chó ăn đầy đủ để giữ sức khỏe của chó.
Có thì dùng các phế thải của lò sát sinh trộn với rau, cà rốt v.v. nấu chín rồi cho thêm bột mì hoặc bột cạo vào quấy thành chảo đặc. Mùa hè cho ăn nguội, mùa đông cho ăn ấm.
Khẩu phần thức ăn hàng ngày đối với chó lớn là 800g, thì sáng cho ăn 300g, chiều 500g. Với chó cảnh, chó săn lùn là 650g, sáng cho ăn 250g, chiều 400g. Với một con chó có trọng lượng trung bình 25kg, mỗi ngày cần ăn để duy trì là 1kg thức ăn hỗn hợp cả thịt, rau và bột. Mỗi tháng nó ăn hết một lượng thức ăn bằng trọng của bản thân nó. Chú ý là một con vật nhỏ ăn nhiều hơn con vật lớn so với trọng lượng.
Riêng về thịt trong khầu phần hàng ngày của những con chó nhỏ như chó Bắc Kinh, chó bông Nhật… thì với chó nặng:
- 1kg cần phải có 20g thịt/1 ngày.
- 1,5kg __ 40g __
- 2,0kg __ 60g __
- 3,0kg __ 85g __
- 5,0kg __ 125g __
Nói chung, lượng thức ăn của một con chó nhỏ ăn trong một tháng bằng 1,5 lần trọng lượng của nó.
Với chó có trọng lượng 8kg cần ăn 12kg thức ăn mỗi tháng, tức là 400g/ngày, chia 2 bữa. Mỗi bữa gồm có:
- Thịt tươi thái nhỏ 100g
- Gạo, rau v.v. 100g.
Với chó có trọng lượng trung bình (25kg) thức ăn mỗi tháng khoảng bằng trọng lượng của nó. Như vậy, nó ăn khỏng 1kg/ngày, chia 2 bữa gồm có:
- Thịt tươi 250g,
- Bột gạo, rau v.v, 250g.
Với chó có trọng lượng trung bình 70kg trở lên, ăn mỗi tháng 60kg tức là 2kg/ngày, chia 2 bữa gồm có:
- Thịt tươi 500g,
- Bột gạo, rau v.v, 500g.
Như vậy tỷ lệ giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật là bằng nhau. Mỗi tuần cần cho ăn 1-2 lần các phủ tạng gia sủc và gan thay cho thịt. Không nên cho ăn nhiều thịt mỡ.
Thức ăn được chế thành cháo đặc với lượng muối vừa đủ. Với chó con, chó có chửa và chó nuôi con cần cho thêm xương, photphát canxi và vitamin.
Mỗi ngày chỉ cho chó trưởng thành ăn 2 lần. Với chó bị bệnh đường ruột nên cho ăn thành nhiều bữa. .
Bạn có biết:
- Một số nước, người ta đánh thuế chó vào chủ chó. Thuế được phân theo chó cảnh, chó săn, chó giữ nhà…
- Nếu chủ nhà là người mù hoặc người tàn tật được miễn thuế chó.
- Ở một số nước, chó thả rông có thể bị bắt và chủ chó phải nộp phạt mới được mang chó về.
- Chó thả rộng có thể bị đập chết, chủ chó không được khiếu nại.
- Khi nào được đánh chết chó? Khi chó đe dọa đến tính mạng của người lương thiện, của trẻ em; khi chó mắc bệnh dại; khi chó vừa cắn người, chưa biết chó dại hay chó khôn, phải xích giữ chó lại để theo dõi. Tiêm phòng bệnh dại cho người vừa bị chó căn. Nếu đúng là chó dại cần có hướng trị bệnh cho người bị chó căn, đập chết chó, bắt chủ chó bồi thường và chịu phạt.
- Một người vào nhà vắng chủ hoặc vào nơi không có phận sự, nếu bị chó ở đó căn phải không được phép đòi bồi thường.
Vệ sinh chuồng chó:
Phải thường xuyên quét dọn ổ nằm, cũi và chuồng chó.
Hàng ngày, vào buồi sáng, cho chó ra sân dạo chơi và vận động. Trong lúc đó, giũ sạch đệm lót, ổ nằm trong nahf hay trong cũi cũng như trong các ô chuồng. Dùng chổi mềm quét sạch bụi trên tường. Dùng chổi cứng quét nền, sàn cũi, sàn ô chuồng và sân chơi. Nếu có điều kiện dùng vòi nước dội và cọ nền nhà và các khe vách. Lấy xẻng hót hết rác, thức ăn cho vào thùng rác mỗi ngày đổ thùng một lần.
Mùa hẹ có thể cọ chuồng mỗi ngày một lần, ít nhất mỗi tuần một lần kể cả rãnh quanh nhà chó. Hàng tuần tu sửa chuồng, mỗi quý khử trùng một lần.
Thuốc sát trùng dùng rộng rãi là xút (NaOH) 2%. Các dụng cụ như xẻng, dây xích, chổi, bàn chải v.v…đều phải sát trùng bằng dung dịch xút 3% đun nóng. Sát trùng cả nơi chải chó, cống rãnh, ổ nằm, sàn ván nằm trong cũi, trong các ô chuồng. Trước khi sát trùng thì chuồng cũi phải cọ sạch, dùng vùi dội nước. Sau đó dùng chổi hay vòi phun lên tường, sàn cũi, chuồng một lớp thuốc sát trùng.
Có thể dùng dung dịch nước vôi pha cresyl:
Vôi tôi 10
Cresyl 3
Nước 100
Dùng chổi hoặc vòi phun để pbun nước sát trùng lên tường, 24 giừ sau quét nước vôi.
Đợi cho khô thuốc sát trùng rồi mới cho chó vào ổ, cũi hay ô chuồng.
Khi có bệnh truyền nhiễm phải tiến hành sát trùng và cách ly ngay chó ốm.
Đề chống ve, bọ chét, chuột, v.v., có kết quả phải làm theo đúng nội qui chuồng trại và quanh khu vực chuồng, giữ gìn thực phẩm luôn sạch. Thức ăn thừa, vung vãi phải dọn ngay, thùng rác có nắp đậy.
Nếu mùa ve phát triển nhiều thì phải quét, dội nước, cọ chuồng hàng ngày rồi phun dung dịch có clo 1,5% để diệt ve. Sau thời gian phun nước khoảng 3 giờ, mới cho chó vào chuồng.
https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-va-cham-soc-cho-tu-nho-den-truong-thanh/