Chomeocanh.com

Website chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó mèo cảnh, thú cưng

Cách huấn luyện chó đúng kỹ thuật, khoa học – Dogily Petshop

9 LÝ DO ĐỂ HUẤN LUYỆN CHÓ

  • Huấn luyện chó đúng nghĩa là giáo dục chó và người chủ dạy thế nào để chúng sống hợp với con người.
  • Huấn luyện có nghĩa là dành thời gian cho con chó của bạn ít nhất 10 phút/ngày để thực hành các bài tập. Cả cho và người chủ cần tìm thấy niềm vui trong lúc tập và cả hai sẽ có mối quan hệ gắn bó với nhau hơn.
  • Chó cần học để biết tôn trọng người chủ như là một hình ảnh của quyền lực.
  • Việc huấn luyện sẽ giúp vượt qua những vấn đề thông thường như nhảy chồm vào người khách đến nhà.
  • Việc huấn luyện sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của chó và giúp ngăn ngừa sự buồn chán có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của nó.
  • Việc huấn luyện gây ấn tượng đối với con người. Bạn sẽ cảm thấy tự hào khi chó biết nghe lệnh của bạn và thực hiện đúng những gì bạn muốn.
  • Chó được huấn luyện sẽ dễ điêu khiển hơn khi ch” lông hoặc lúc đưa đến bác sĩ thú y.
  • Chó được huấn luyện có thể đua tranh trong những cuộc thi. Việc huấn luyện cần luôn là niềm vui cho chó và người để vượt qua từng mức độ khó của bài tập.
  • Chó được huấn luyện sẽ là niềm vui khi bạn dẫn nó đi dạo.

NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG VIỆC HUẤN LUYỆN

  • Hãy tích cực – điều này rất cần để củng cố thêm sự hăng hái của chó, nghĩa là trong lúc tập bạn cho chúng ăn vài món hấp dẫn và kèm theo lời ca ngợi khi chúng thực hiện tốt mệnh lệnh của bạn Trong những buổi tập ban đầu bạn có the tặng chúng những lời khen và món ăn nhỏ. Xin nhớ, đây là niềm vui!
  • Kiên quyết và thân mật – khi muốn chó đi theo, bạn sử dụng giọng nói thân mật và vui vẻ. Còn khi muốn chó ngồi xuống, đứng lên bạn hạ thấp giọng và nói một cách kiên quyết.
  • Huấn luyện khi chó còn trẻ nhưng không nên quá sớm – thời điểm lý tưởng dể bắt đầu huấn luyện là lúc chó 6 đến 8 tuần tuổi, thậm chí có thể sớm hơn tùy theo chó con cua bạn. Nhưng xin nhớ, đừng bao giờ quá trễ để dạy chó một trò xiếc mới.
  • Không đánh đập chó – Khi huấn luyện, không nên trừng phạt bằng cách đánh đập chó. Cho dù bạn chỉ dúi mũi nó xuống sàn nhà hay đập nó bằng tờ báo cuộn tròn. Ngoại trừ trường hợp xảy ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, trở nên đáng sợ đối với bạn. Nếu đánh đập chó, về sau, khi bạn gọi và nghĩ rằng nó sẽ nhưng có thể chó sẽ nghĩ rằng bạn sắp “nện” nó một  trận hay chúi đầu nó xuống tấm thảm.
  • Hãy kiên nhẫn – Kiên nhẫn là chìa khóa khi bạn tập cho chó con hay chó lớn của bạn.
  • Tập trong khoảng thời gian ngắn – 15 phút là khoảng thời gian hợp lý để chó học những mệnh lệnh đơn giản buổi học bạn dạy nó thực hiện theo một mệnh lệnh đơn giản của bạn. Khi kết thúc buổi tập, nhớ tặng nó những lời tích cực. Nếu chó thực hiện tốt mệnh lệnh của bạn một số lần, thì bạn cần khen ngợi nó nhiều hơn. Sau buổi học bạn hãy danh đôi chút thời gian chơi đùa với nó.
  • Không bị chi phối – Bạn hãy chọn địa điểm tập xiếc hay tuân lệnh ồ một nơi yên tĩnh, không bị chi phối bởi điều gì đó Sân phía sau nhà vắng vẻ hoặc trong phòng là nơi tốt nhất. Nếu có những vật nuôi khác trong gia đmh, bạn hãy đem chung đi noi khác để không bị quấy rầy trong lúc huấn luyện. .
  • Huấn luyện là niềm vui – Dĩ nhiên việc huấn luyện chó phải là niềm vui cho cả bạn và chó cưng của bạn. Thời gian tập là lúc bạn và chó gần gửi nhau hơn và biết về tính cách của nhau. Khi làm như thế bạn không chỉ có một con chó được dạy bảo tốt. mà về lâu dài, bạn còn có một người bạn trung thành.

CÁCH HUẤN LUYỆN

ĐẶT CHÓ CON VÀO THÙNG

Khi mới dem chồ con về nhà bạn cần cho nó vào thùng thưa (có những thanh chắn gỗ) và nó phải học cách thích cái thùng như là không gian riêng (hoặc cái hang) của chúng. Nơi đó sẽ dần dần trở nên quen thuộc và an lành đối với chúng.

Cái thùng này có thể nằm trong xe hơi, khách sạn (nếu cho đem chó vào) hay trong chính nhà của bạn. Thùng cần đủ lớn để chó đứng, ngồi và vươn mình thoải mái. Không nên nhốt chó trong tầng hầm. Hãy đặt thùng trong nhà bặt hay trong phòng nào đó của gia đình bạn. Nếu có thể, vào ban đêm, bạn thùng vào phòng ngủ của bạn. Điều này không chỉ giúp chó con cảm thấy tiện nghi mà còn ngủ ngon hơn. Nếu chó làm ồn bạn đừng mang nó ra khỏi thùng, chỉ cần cho nó ăn hoặc đưa một món đồ chơi để nhai gặm là được.

Mỗi ngày bạn nhốt chó con trong thùng khoảng 1-2 giờ và nếu để chúng ở một mình bạn cẫn tăng thời gian chó ở trong thùng lên 3-4 giờ.

Xin nhớ, dặt chó con vào thùng chứ không phải để nó tuy tiện tiêu tiểu. Bạn cần tập cho nó biết tiêu tiểu đúng giờ. Và vào thời điểm đó bạn đưa nó đi vệ sinh. Nếu chó con ra khỏi thùng và rong chơi trong nhà rồi làm bẩn hay tạo nến sự bừa bãí thì bạn không nên trừng phạt nó. Đừng bao giờ dọn đẹp mớ hỗn độn khi chó con đang nhìn vào chỗ đó. Tốt nhất nến dạy cho nó biết như thế là sai, không được phép tái diễn. Để ngăn ngừa việc chó phạm lỗi, đừng để chó chạy rong khắp nhà. Nó cần được giám sát 100%. Nếu bạn phải ra khỏi phòng, hoặc thậm chí gọi điện thoại, hãy đưa chó vào thùng rồi mang theo với bạn.

Lý do dạy cho chó sống vào thùng là, ngoài việc ngăn ngừa những rắc rối nêu trên, còn giúp bạn tiên đoán khi nào chó con cần bài tiết để bạn giải quyết kịp thời.

Bước đầu tiên là khi bắt đầu cho ăn theo thời khóa biểu thường lệ. Sau khi cho ăn bạn đưa nó vào thùng khoảng 10 – 15 phút rồi đem nó ra, đưa đi vệ sinh (cho chó bài tiết). Hãy ca ngơi sau khí nó tiểu tiện xong. Sau đó bạn đem nó vào nhà, chơi đùa với nó. Nếu chó con thích ra ngoài thì bạn chơi đùa với nó ở ngoài trời hoặc đưa nó đi dạo (sau lần thứ ba tập cho nó bài tiết).

Nếu chó con thật sự thích ở ngoài trời, bạn văn tiếp tục nó vào thùng sau khi nó tiểu tiện xong. Nó cần học cách tiểu tiện khi ở trong thùng, sau khỉ ra ngoài nó mới được phép làm điều ấy.

Nếu bạn có ý định đưa chó con đí dạo, nó cần tiểu tiện xong ở nhà rồi mới đưa đi. Nhiều người đưa chó con đi dạo, chẳng bao lâu sau nó tiểu tiện, thế là họ vội vã đưa nó về với lý do chó cần tiểu tiện.

DẠY CHÓ TIÊU TIỂU ĐÚNG CHỖ

Đáng buồn thay, chó con thường tiêu tiểu không đứng chỗ. Bạn cần nhận thức rằng phải mất vài tuần mới dạy nó biết tiêu tiểu đúng nơi qui định. Nếu bạn muốn chó con đi vệ sinh 1 ngoài nhà, cần chú ý lúc nào nó muốn tiêu tiểu. Những hoạt động như ăn, uống, chơi đùa và thức dậy sau giấc ngủ ngắn sẽ kích thích chó con đi vệ sinh. Khi nó cần ra ngoài, bạn nói “ra ngoài” hoặc “ra” với giọng cao lên rồi hướng dẫn để nó biết chỗ nào nó sắp đến. Chó sẽ sớm học được điều bạn muốn và lúc nào thì phải đi ra ngoài để “làm nhẹ cơ thể”.

Bạn cần xác định chỗ chó bài tiết. Để làm điều này chính xác, bạn phải ra ngoài với chó con mỗi lần nó cần đi vệ sinh. Khi có mặt ở đó bạn sẽ dễ dàng ca ngợi nó ngay khi nó đưa mũi khụt khịt đất hoặc ngồi xổm để tiểu. Bạn cần ca ngợi nó bằng giọng cao lên, để nó cảm thấy là làm vui lòng bận mỗi lần nó bài tiết.

Một sự chú ý khác trong việc dạy chó con tiểu tiện là sau khi cho ăn. Phần lớn chó con sẽ bài tiết trong vòng vài phút sau khi ăn, do đó chẳng bao lâu nó sẽ rời tô đựng thức ăn hoặc sau khoảng 10 phút, bạn dọn dẹp tô rồi ngay lập tức đưa nó ra ngoài, cần chắc là nhanh chóng khen ngợi nó, bởi vì khen sau khi nó đã bài tiết, thậm chí sau 10 giây, thì không tốt.

Bạn nói hay phát ra âm thanh gì đó để nó biết rằng cần phải tiểu tiện (thí dụ như cách “xì xì” cho trẻ con tiểu). Nó phải học được điều mà bạn ra lệnh cho nó (“tiểu đi”).

Phần thách thức trong việc dạy chó tiểu tiện là giữ không cho nó bài tiết trong nhà. Khi phải rời khỏi nhà, bạn nên nhốt chó con trong thùng thưa. Thùng cần đủ rộng để nó nằm thoải mái. Bạn không thể cấm chó con nín tiểu hơn 4 giờ sau lan tiểu trước, do đó nhốt nó quá lâu trong thùng là điều không thích hợp. Nếu thời khóa biểu làm việc của bạn không cho phép bạn ở nhà trong vòng 4 giờ thì đừng sử dụng thùng thưa, thay vào đó hãy dùng một phòng tắm nhỏ- Hãy xếp một số mảnh báo ở góc phòng mà có khả năng chó sẽ bài tiết ở đó nhiều nhất. Nhưng cách huấn luyện tốt nhất vẫn là nhốt chó trong thùng thưa nếu bạn thường xuyên về nhà.

Làm sao biết chó con sắp bài tiết? Thông thường, chó sẽ đánh mũi khụt khịt ở một góc hay bắt đầu đi vòng vòng tìm chỗ ngồi xổm. Bắt gặp hành động này, ngay lập tức bạn hét “Không” rồi nhanh chóng bồng chó lên rồi đưa nó ra ngoài, đến nơi mà nó sẽ bài tiết. Nhớ khen trong lúc đưa nó ra khỏi nhà.

Nếu bạn không thấy cảnh chó đang chuẩn bị bài tiết thì rắc rối sẽ xảy ra sau đó. Nếu chó làm bẩn nhà thì tốt nhất nên lau dọn sạch, không nên đánh đập hay ấn mũi chó xuống ngay chỗ nó phóng uế. Trong trường hợp này, chó không có khả năng để biết là đã làm sai điều gì. Bạo lực chỉ khiến nó bàng hoàng.

Bạn cần làm sạch mùi ngay ở nơi chó vừa phóng uế. Nếu chó con có thể ngửi mùi chỗ đó, nó sẽ tiếp tục bài tiết ở nơi đó Ngoài ra, bạn thử nghĩ xem, tại sao chó bài tiết? Nó vừa ăn xong? Mới thức sau giấc ngủ ngắn? Vừa chơi đùa xong? Biết nó đã làm gì trước khi bài tiết sẽ giúp bạn trù tính cho lần sau.

Nếu bạn nhốt chó con trong thùng thưa vào ban đêm, viêc đầu tiên vào sáng hôm sau là, trước khi chăm sóc bản thân bạn hãy đem chó ra khỏi thùng rồi đưa ra ngoài trời. Đứng chờ nó bài tiết và khen nó.

Nếu bạn ở nhà, hãy chú ý mọi hoạt động của chó con. Nếu bận đi làm, bạn nhờ ai đó cho chó ăn trưa rồi đưa nó đi bài tiết theo thời khóa biểu của bạn. Khoảng 5-6 giờ chiều cho nó ăn rồi đưa nó đi vệ sinh, sau một số giờ chó nghỉ ngơi, chơi đùa bạn lại tiếp tục đưa nó đi bài tiết trước khi bạn đi ngủ.

Một khi đã quen việc tiểu tiện đúng nơi qui định, mỗi lần muốn bài tiết, nó sẽ đề nghị bạn đưa nó ra khỏi nhà. Nếu bạn không để ý hoặc không hiểu điều mà chó có “nói” với bạn, nó sẽ tiếp tục tiểu tiện bừa trong nhà, mặc dù nó biết nơi nào nó cần phải di. Tín hiệu này thường bắt đầu xuất hiện sau 1-2 tuần bạn dạy chó tiêu tiểu đúng nơi qui định. Một khi chó đã đề nghị như thế nhiều lầii, thì bạn cho nó ra ngoài một mình, không cần phải đi theo nó nữa.

Sau khi được huấn luyện, chó con sẽ biết tự đi ra ngoài tiểu tiện. Song bạn cần chú ý trong vòng 4-8 tuần sau khi dạy chó con còn bài tiết trong nhà không. Nếu không thì kể như ban đã huấn luyện thành công, về sau, bạn có quyền đăt tô thức ăn để chó tùy thích ăn mọi lúc và cũng không cần sử dung thùng nữa. Hãy để nó ngủ bất cứ nơi đâu mà bạn thích nó nằm ở đó.

Sau nửa giờ chơi đùa, hãy đặt chso con vào thùng để nó ngủ. Mỗi giờ (tùy theo tuổi) bạn đem nó ra khỏi thùng để đi tiểu. Nếu nó tiểu, hãy cho nó thời gian chơi đùa, nếu không, đưa nó vào thùng.

Dưới đây là những điều cần lưu ý về chó con:

  • Trong 6 tuần tuổi đầu: chó con bài tiết mỗi giờ một lần.
  • 2 tháng tuổi: có thể bài tiết mỗi 2-3 giờ một lần.
  • 3 tháng tuổi: có thể 4 giờ một lần.
  • 4 tháng tuổi trở lên: có thể 5 giờ một lần.

Nhiều con chó trẻ có thể bài tiết nhiều lần suốt cả đêm lúc 3 tháng tuổi.

DẠY CHÓ NGỒI

Dạy chó ngồi là điều cơ bản nhất và cũng khá quan trọng. May mắn thay, điều này bạn có thể thực hiện được. Thậm chí một chó con khá nhỏ cũng có thể học ngồi được sau vài phút hoặc vài buổi tập.

Bước đầu tiên để dạy chó ngồi là cần tìm một nơi yên tĩnh. Cần chắc là chó không đang chuẩn bị ăn hay muốn đi vệ sinh. Trước hết, bạn cần làm cho chó tập trung sự chú ý hoàn toàn vào bạn.

Việc đãi món ngon thích hợp với buổi tập, nhưng bạn còn có thể sử dụng tiếng đánh lưỡi hoặc vài cách khác. Nếu chọn cách đãi món ngon, bạn có thể giơ nó trên mũi chồ rồi dì chuyển chầm chậm trên đầu chó. Khi mắt và mũi chó dõi theo món ăn, chó có khả năng tự ngồi ngay chỗ đó.

Thậm chí bạn có thể đẩy nhẹ vào mông của chó để nó ngầm hiểu ý bạn. Lúc này, bạn chưa cần ra lệnh, chỉ bắt đầu những chuyển động cơ bản.

Sau khi chó ngồi ban kheo ngời và cho nó ăn. Lập lại điều này vài lần cho tới khi chó hoàn toàn hiểu ý bạn và sẽ thực hiện nhanh động tác ngồi.

Sau khi chó ngồi vài lần với phương pháp trên, hãy ra lệnh “Ngồi” một cách cương quyết. Nếu chó ngồi bạn tiếp tục khen ngợi và cho ăn. Lặp lại lệnh vài lần cho tới khi chỉ cần nói “Ngồi” thì chó thực hiện ngay.

Cuối cùng, bạn có thể không cho ăn, mà chỉ ra lệnh ngồi. Đây là lúc chó đã biết rõ lệnh và sẵn sàng tuân lời. Việc này ở tương lai. Còn trong giai đoạn tập, tốt nhất vẫn tiếp tuc khen ngợi và cho ăn.

Trong lần dạy chó ngồi đầu tiên, không cần phải dạy quá lâu. Chủ yếu là giúp chó hình dung cần phải làn gì. Nhưng trong những lần tiếp theo, hãy cố tập cho nó một vài giờ. Bạn có thể dạy chó trong nhà hay ngoài trời đều được.

Khi chó có thể ngồi ở bất kỳ nơi đâu, trong nhà hay bên ngoài, với những con chó và người khác chung quanh thì ban có thể tin rằng bạn đã thành công trong việc dạy chó ngoi

XÃ HỘI HÓA CHÓ CON

Xã hội hóa chó con làm một yêu tố quan trọng trong việc huấn luyện. Giai đoạn quyết định để thực hiện quá trình nay là khi chó được 4 đến 12 tuần tuổi.

Trong độ tuổi này chó đang tăng trưởng, nó khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Nếu nó nem trải những kinh nghiệm tích cực trong mối quan hệ với con người, với những con chó và động vật khác như mèo, có khả năng nó sẽ hòa hợp với môi trường sông dễ dàng hơn. Nói cách khác, nếu sự nếm trải thời trẻ của chó toàn là những điều không vui, có thể lớn lên chó sẽ trở nên hiếu chiên và hay gây hấn.

Khi huấn luyện chó con, trong giai đoạn xã hội hóa, điều quan trọng là cố cho chó nếm trải những hoàn cảnh, tình huống, sự kiện diễn ra trong xã hội.

Bạn hãy tích cực xã hội hoá, làm sao để hoạt dộng này là niềm vui, sự thoải mái, không bị ức chế. Một điều quan trọng, bạn dừng nên nhồi nhét quá nhiều thông tin trong giai đoạn huấn luyện chó con. Việc xã hội hóa phải là niềm vui và sự nếm trải tích cực. Làm sao để chó con thấy thế giới chung quanh, là an toàn, hạnh phúc, chứ không phải là nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thời gian chơi đùa của chó con

Tất cả các vât nuôi đều chào đón con người tham gia vào rcuộc sống của chúng. Và chó là một trong những dộng vật thích vui đùa nhất.

Chó con 3 tuần tuổi thích nô đùa với nhau và cũng thích chơi vui vẻ với con người. Trong giai đoạn đầu biết chơi đùa, chó chủ yếu sử dụng răng và móng. Điều này giúp chúng biết con nào là khỏe nhất, có tính “thống trị” hơn trong sô’ anh chị em sinh ra cùng lứa với chúng.

Khi nô đùa với người, chó con cần được dạy không được phép sử dụng miệng của chúng, dẫu là để đùa. Hãy ngừng trò chơi ngay lập tức nếu chó con bắt đầu sử dụng răng và móng. Không nên chấp nhận hành vi này của chúng. Đây là qui tắc cần thiết khi huấn luyện chó con. Tuy nhiên, cần phải cho chó con chời đùa, bởi vì không được nô đùa hay thiếu dịp chí đùa, chúng sẽ có những hành vi đáng trách khi trưởng thànỉ. Chúng có thể hay gây hấn với những con chó khác, hoặc tỏ ra sợ hãi, và hơn nữa, chúng còn dám gây hấn với con người.

Chó cần dược cung cấp đồ chơi thích hợp đối với chúng, vài con sẽ chơi hàng giờ với quả bóng, những con khác bị ái ảnh với đồ chơi phát ra âm thanh (như tiếng chít chít) hay những món đồ chơi mềm mại. cần chắc rằng những quả bóng đều lớn hơn cổ họng của chó đề ngừa trường hợp chó bị nghẹt thở. Những quả bóng bằng cao su hay những món đồ chơi cao su phát ra tiếng chít chít không nên cho chó chơi, bởi vì có thể gây hại khi chó nhai gặm. Cao su có thể gây ra tình trạng chèn kín ruột nếu chó nuốt phải. Dĩ nhiên chó cần nhai gặm, do dó bạn cung cấp những món đồ chơi thích hợp để chung mài răng. Những món này bạn có thể mua ở những cửa hàng bán đồ chơi cho chó, thậm chí, chỉ cần một khúc xương lớn cũng đủ làm chó hài lòng.

Việc chơi đùa cũng là cách chó tập thể dục, ngay cả con người cũng cảm thấy giản gân cốt khi nô đùa với chung Đối với những con dồi dào sinh lực, việc nhiệt tình săn đuổi quả bóng sẽ giúp chúng tiêu hao bớt năng lượng

Việc ném một cái que để chó tha về có thể nguy hiểm khi nó đâm chọc vào miệng chó. Vài con chó thích tha về quả bóng được ném xuống nước. Nhưng mỗi lần tha quả bóng về cho chủ chó sẽ nuốt ít nước, do đó không nên cho chó chơi trò này nhiều lần.

DẠY CHÓ ĐI THEO BẠN

Việc dạy chó biết đi theo là một cách huấn luyện quan trọng mà bạn có thể làm được. Với chó con hay chó trẻ hơn thuộc loại năng động thì việc dạy có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự kiên nhẫn và cương quyết, bạn vẫn có thể dạy được nó.

Lúc tốt nhất để dạy chó đi theo bạn là trước khi bạn sắp đi bộ. Chó dễ bị quấn trí trên đường phố và bạn cần tạo ra sự chú ý của nó để dạy một cách thích hợp, ra lệnh cho nó đi theo bạn. Ngoài ra bạn cần vui vẻ và kiên nhẫn khi dạy nó. Không nên bắt đầu thực hiện điều này hay những buổi huấn luyện khác nếu bạn dang giận hay bực mình. Ngoài ra, cũng không nên dạy bằng phương thức tàn nhẫn hay thô ráp. Cách tốt nhất để ra lệnh cho nó đi theo bạn là lúc chó đã biết tên của nó và đã học đươc lệnh “Ngồi”.

Đối với chó bạn có thể dạy chúng khoảng 10 – 15 phút/lần và mỗi ngày dạy khoảng 2 đến 3 lần. Cần chắc rằng trước khi dạy, bạn đã đưa chúng đi vệ sinh và uống một ít nước. Bởi vì, nhờ thế chó sẽ tập trung sự chú ý vào việc học dễ dàng hơn.

Để dạy chó biết đi theo, hãy đưa nó ra sân sau nhà hay sân vườn rồi giữ nó bên trái người bạn. Bạn sử dụng cả hai tay, tay phải nắm vòng cổ, tay trái giữ dây (khủy tay sát vào người bạn). Khi bạn bắt đầu di chuyển thì ra hiệu cho chó đi theo. Ban đầu nó sẽ không hiểu cần phải làm gì và sẽ cố chạy theo ra phía trước hoặc chạy loanh quanh. Bạn cần chỉnh lại cho đúng bằng cách hô to “Đi theo” và giữ nó vên trái người bạn. Sau đó, bạn nới lỏng dây rồi bước đi. Nếu chó trì lại, không muốn đi, bạn nhẹ nhàng điều chỉnh dây và đứng lại. Đừng kéo chó về phía trước hay giật quá mạnh dây về phía bạn. Hãy tiếp tục đi khi chó ở bên trái người bạn. Đừng cố di chuyển nếu dây quá căng, điều này chỉ khiến nó kéo ghì lại mà thôi. Còn nếu nó đi theo bạn chỉ vì dây làm đau cổ nó chứ không phải vì tuân lệnh bạn.

Nếu muốn thay đổi vị trí và tốc độ, hãu đi thành nhiều vòng tròn hoặc đi theo hình số tám. Khi chó đi đúng vị trí bên trái bạn, hãy khen nó nhiều. Có thể bạn cần chiêu đãi nó món ngon nào đó, song cố giữ phương pháp thích hợp trong việc ra lệnh chó. Và một lần nữa, nếu chó thự chiện đúng ý muốn của bạn thì cần khen nó.

GỌI CHÓ ĐẾN

“Lucky! Đến!”. Đây là một câu thí dụ. Nhưng chó có thể nghe khi bạn gọi nó không? Chắc chắn là nó có nghe nhưng tuân lệnh hay không lạí là chuyện khác. Do đó bạn cần dạy để nó biết tuân lời. Điều này khá quan trọng khi bạn cho nó chơi đùa trong công viên hoặc đưa nó lên đới va khong quán lý nó trong chốc lát.

Vài người chủ than phiền rằng khí họ gọi con chó của họ, nó vẫn không trở lại. Có nhiều lý do, thậm chí một con chó đã được huấn luyện cũng có thể không phản ứng trước tiếng gọi của chủ và việc hiểu rõ bản tính của chó, biết tại sao và khi nào nó không tuân lời là điều cần thiết.

Chó nhà có nguồn gốc từ chó sói và chó hoang dã đểu là động vật bầy đàn. Chúng có thứ bậc xã hội rõ ràng. Chó phụ thuộc vào bầy và điều này giúp chó có khả năng phục vụ con người khí được huấn luyện. “Bầy đàn” trong phần lớn chó hoang và chó sói không phải là số lượng khổng lồ, thường thì đó chỉ là những nhóm gia đình. Trong sự thuần hóa, gia đình của con người trở thành gia đình của chó (theo cách nghĩ của chúng). Một con chó luôn có khát vọng trở thành một phần của gia đình và nó sẽ dễ dạy khi còn nhỏ. Do đó, việc gọi chó đến sẽ dễ thực hiện hơn khi bạn nuôi chúng từ nhỏ.

Hãy gọi chó con trong lúc bạn chạy đi một hướng và gọi nó bằng giọng khuyến khích. Khi chó con đuổi kịp bạn, hãy dừng lại và vuốt ve, khen ngợi nó một cách nồng nàn. Chó con phải cảm thấy ấn tượng trước sự vuốt ve và lời khen của bạn. Nhờ thế nó mới dễ dàng nghe lời ban gọi trong những lần sau. Tuy nhiên, khi ai đó gọi và nó vội chạy đến thi sao? Đừng bao giờ trách mắng nó. Bởi vì, nó sẽ học được một kinh nghiệm không vui. Hãy dạy cho nó biết rằng chỉ có bạn và những người trong gia đình mới là chủ của nó, còn người lạ thì không. Do đó nó đừng bao giờ nghe lời người lạ. Song nhìn chung, chó rất cảnh giác trước người lạ, nếu không biết tên của nó thì chưa chắc người lạ gọi nó đến được. Tuy nhiên, chó còn có thể không phân biệt được ai lạ ai quen, do đó tốt nhất khi thấytrường hợp này, bạn nên đưa chó về nhà.

Còn bạn, có bao giờ bạn gọi “Đến đây, Lucky. Mày là con chó ngốc nghếch”? Tôi tin là chưa, nhưng trên thực tế, đã có người gọi như thế nhiều lần, và ngạc nhiên thay, chó trở nên miễn cưỡng khi nghe gọi, thậm chí có khả năng nó sẽ lờ đi lời gọi.

Trong tự nhiên, chó là những động vật săn mồ, có bản năng săn đuổi những vaayjt chuyển động. Ở một vài giống bản năng này phát triển cao hơn những giốn khác. Cụ thể là những giống chó terrier (chó sục), chó săn thị giác và khứu giác và cả chó chăn gia súc.

Nếu một con chó săn duổi một vật chuyển động, ví dụ như mèo, thỏ hoặc xe hơi thì ít có khả năng nó phản ứng trước tiếng gội khi đang bị kích thích cao độ trong việc săn đuổi. và tiếng gọi trôi qua tai nó, mất hút một cách dễ dàng.

Nếu một con chó gặp chó khác trong công viên, đặc biệt là hai con khác giới tính, thì chuyện chúng quấn quít lấy nhau, quên cả tiếng gọi của chủ là bình thường. Còn nếu chung giới tính, nhất là giống đực, thì cả hai có thể choảng nhau một trận tưng bừng, quên cả sự lo âu, goi về của người chủ.

Tóm lại, cho dù đã được dạy bảo, chó cũng có thể đôi khi không thèm nghe tiếng gọi của chủ. Cần thông cảm cho chúng. Lúc khác chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời bạn.

Cũng như cách dạy những trò khác, khi dạy con chó bạn, điều cần nhất là kiên nhẫn và có lời khen động viên lẫn món ngon cho chúng.

DẠY CHÓ SỦA NHIỀU

Hành vi sủa

Khi chó sửa người ta nghĩ rằng nó đang ngăn cản người lạ vào nhà và nhiều người muốn chó chỉ sủa trong trường hợp.

Sửa là một hành vi bình thường của chó, nhưng một con chó sủa nhiều bao nhiêu phần lớn là do người chủ dạy nó hay không, cho dù vài giống chó ngày có khuynh hướng sủa nhiều hơn những giống khác.

Vài con sủa nhiều thường là loai chn nẵ u chó nhỏ hơn. Những con chó lớn sủa to hơn nhưng giọng cũng trầm hơn và có thể không vang xa, gây phần hà so với laoij chó nhỏ có tiếng sủa chát chúa.

Tất cả chó con cần đươc dạy rằng chúng không được phép sủa khi không cần thiết. Khi chó con sửa chúng cần được một lời quát bảo “Im ngay!”. Đây là một cách tốt. Khi chúng dịu xuống bạn cần có lời khen ngợi chúng. Khi ra lệnh bảo chúng im lặng bạn cần phát âm rõ ràng, cương quyết. Chó sẽ nhanh chóng ngưng sủa khi học được mệnh lệnh “Im ngay!” của bạn.

Khi chó sủa ai đó trước của nhà bạn cần ca ngợi nó, rồi khi đi đến cửa bạn cần ra lệnh cho nó ngưng sủa.

Chó sủa quá thường là một điều phiền toái, nhưng biết được tại sao chó sủa sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp khắc phục. Xỉn nhớ, có nhiều lý do Khác nhau để chó sủa quá nhiều.

Chó sủa do thói quen thích sủa sẽ làm phiền những người ở quanh chúng. Đơn giản chúng sủa vì thấy một con chó khác, một vật gì đó chứ không phải một người lạ đang tiến về cửa nhá bạn. Và sủa như thế là vô ích, không cần thiết.

Chó sủa do thói quen là vì không được dạy, buồn chán, không cảm thấy thoải mái hoặc lo âu. Chó thường sủa để gây sự chú ý khi nó ở một mình,  hoặc đôi khi đơn giản là nó quá nhạy cảm trước mọi chuyển động và âm thanh. Có khả năng rằng chó sủa để gây sự chú ý của bạn.

Khi buồn chán chó thường đào bới, nhai gặm và sủa và điều này thông báo cho người chủ của nó biết rằng cần làm cái gì đó để lấp đầy thời gian trống trong ngày của nó. Một con chó năng động cổ khả năng sẽ chạy qua chạy lại trong hàng rào và sủa một con chó gần cổng rào hoặc người đi đường- Những con này có thể cần hạn chế trong loại hàng rào an toàn, bởi vi khi nó thoát ra đường, cố thể nó sẽ gặp nhiều hiểm họa (ấu đả vđi những con chó khác, bị xe đụng hay thậm chí bị bắt mất).

Một vài con sẽ sủa trong tâm trạng thất vọng (khi không tham gia được vào trò chơi mà trẻ con đang nô đùa). Và biết đâu nổ sẽ cắn khi cuối cùng nó tham gia được vào trò choi, bởi vì nó đang thất vọng. Những con thuộc loại nàỵ cần được giám sát kỹ mọi hoạt động của chúng.

Tất cả chó và người chủ đều có lợi khi tham dự những lớp dạy chó. Người chủ sẽ biết cách làm thế nào để huấn luyện chó, còn chó thì học được cách cần phản ứng ra sao trước mệnh lệnh của chủ.

Về đêm chó lạnh và có thể nó sẽ sủa đố phản ứng. Do đó, nên cho nó chỗ ngủ ấm áp và cần cho ăn vào buổi chiều tối để bảo đảm rằng nó ngủ trong lức chúng ta ngủ.

Chó nghe và đánh hơi rất tốt và mặc dù đôi mắt khép lại nhưng chúng vẫn có khả năng phản ứng trước âm thanh và mùi lạ trong môi trường quen thuộc của chúng. Không cần thiết để chó chạy quanh sân suốt đêm mới là một con chó “giữ nhà”.

Chó thích là bộ phận trong những hoạt động của gia đình và thường sủa phản ứng, khi bị loại ra ngoài, Những con này cần dược dạy câm mồm bằng câu “Im ngay” của người chủ cũng như cần cho chúng thấy việc không tham gia hoạt động của gia đình là điều vui vẻ, chứ không phải bị trừng phạt. Hãy cho chúng ăn những món mà chúng thích khi loại nó ra ngoài và chỉ cho ãn trong trường hợp này chứ không vào bất kỳ lúc nào khác. Chó có thể hiểu tuy không tham gia được nhưng lại có niềm vui, đó là món ăn ngon miệng.

Vài con là thiên thần hoàn hảo khi chủ ở nhà, nhưng lúc chủ vắng mặt thì chúng lại sủa và trụ trong chốc lát. Những con này cần được dạy câm mồn bằng câu “Im ngay” của người chủ, cũng như cần cho chúng thấy việc không tham gia hoạt động của gia đình là điều vui vẻ, chứ không phải bị trừng phạt. Hãy cho chúng ăn những món mà chúng thích khi loại nó ra ngoài và chỉ cho ăn trong trường hợp này chú không vào bất kỳ lúc nào khác. Chó có thể hiểu tuy không tham gia được nhưng lại có niềm vui, đó là món ăn ngon miệng.

Vài con là thiên thần hoàn hảo khi chủ ở nhà, nhưng lúc chủ vắng thì chúng lại sủa và tru trong chốc lát. Nhưng con này bị tình trạng gọi là “lo âu cách ly”. Một phương cách tốt để dạy là làm cho chúng tự tin trong khoảng thời gian chủ nhà vắng mặt. Người chủ nên phó thác nhà cửa, tài sản cho chúng rồi trở về trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ. Khoảng thời gian này cần thay đổi khác nhau để chúng không đoán trước được là bao lâu chủ sẽ về và chúng tin rằng không đoán trước được là bao lâu chủ sẽ về và  chúng tin rằng chỉ vài phút thôi, và như thế chúng sẽ ít có khả nàng bị sốc.

Sự cân nhắc một giống chó trước khi mua có thể giúp ngừa việc rước về nhà một con chó ồn ào, nhưng đối với tất cả các giống chó, việc huấn luyện để thao đổi hành vi của chúng là phương pháp tốt nhất. Từ đó, người chủ sẽ có một con chó là niềm vui sống của họ, một con không gây phiền hàng xóm.

Cách dạy ngưng sủa

Vài người thường sử dụng vòng bịt miệng chó để kiểm soát tiếng sủa, nhưng như thế không cần thiết.

Thât cần để biết cách điều chỉnh khi chó sủa quá đáng hoặc sủa những lúc không thích hợp. Nếu nó đang sủa bạn quát bảo nó im miệng thì nó sẽ học được điều đó và biết không nên gâỵ sự chú ý bằng tiếng sủa. Để đạt được điêu này, trước hết, bạn tránh trường hợp khiêu khích chó sủa, làm giảm số tiếng sủa khi chúng bắt đầu sủa, và cuối cùng, tăng khoảng thời gian im lặng giữa những giai đoạn sủa.

Đôi khi, bạn sẽ gặp khó khăn khi cấm chó sủa. Nếu chó sủa trong giai đoạn ngắn và là một biểu hiện vui vẻ trong lúc chào đón bạn về nhà hoặc thấy ai đó trong tầm mắt thì còn chấp nhận được. Nhưng không nên để chúng sủa liên tục, phải tìm cách bảo chung im miệng.

Có vài kỹ thuật cơ bản làm giảm mức độ sủa quá đáng của chó. Trước hết, bạn phải là người chủ mà chó nể trọng, một người lãnh đạo nó thật sự. Một khi đã dạy cho chó biết ngưng sủa bằng mệnh lệnh thi lúc bạn bảo “Im ngay”, nó sẽ vâng lời ngay lập tức. Xin nhớ, đừng trừng phạt đòn roi khi chó sủa. Điều này thật khó để chó hiểu tại sao nó bị trừng phạt như thế, Ca ngợi khi chó không sủa nữa là một cách tốt. Điều này có vẻ ngớ ngẩn nhưng thường hiệu quả. Khi chó nằm yên lặng hãy nói “Chó ngoan!”. Sau khi nó sủa ba hay bôn tiếng, hãy nói “Im ngay!”- Khi nó ngừng sủa, hãy kêu nó ngồi xuống rồi ca ngợi “Chó ngoan!”.

Hãy sử dụng giọng nói dịu dàng khi dạy chó. Điều này có tác dụng tốt đốí với nó. Dĩ nhiên, khi nó sủa quá đáng, thì bạn cần đổi giọng cương quyết, quát bảo nó im miệng.

Nếu chó sủa bất thình lình sau khi bạn rời khỏi nhà, bạn cần thay đổi cách mà bạn rời khỏi nhà. Bạn thử thản nhiên, nói đơn giản: “Tạm biệt nhé, Lucky rồi đi bộ ra ngoài. Hãy làm như thế khi bạn không thật sự rời khỏi nhà lâu. Một lát sau bạn trở lại lặng lẽ. Nếu nó không sủa bạn vào nhà rồi cho nó lời khen. Nếu nộ đang sủa, hãy lên tiếng quở trách nó rồi ra khỏi nhà lần nữa. cần bền bỉ và liên tục huấn luyện chó, chẳng bao lâu bạn sẽ thấy rằng chó sẽ khong- con sủa trong những lúc không cần thiết.

DẠY CHÓ NGƯNG NHẢY CHỒM LÊN

Không có gì giống với việc chó mừng rở khi bạn về nhà. Những con chó tốt sẽ kiên nhẫn chờ bạn suốt ngày, rồi khi bạn về nhà chúng sẽ sủa chào rồi nhảy chồm lên người bạn với vẻ vui mừng. Nhưng một con chó nhảy chồm vào thân thể thì phần lớn không ai cảm thấy vui vẻ cả. Nó có thể làm người khác lúng túng, khó chịu, bởi vị họ không thích con chó nhiều như bạn. Nếu người khác bị chó cắn, trầu da hay bị sốc thì thật là phiền.

Để kiểm soát hành vi nhảy chồm của chó, cách hiệu quả nhất là ra lệnh nó “ngồi”. Một khi chó ngồi yên trên nền nhà thì có thể nó sẽ không nhảy chồm lên nữa.

Để thực hiện điều này, cần có một cái chuông gắn ở cửa. Khi mở cửa bạn rung chuông rồi ra lệnh cho nó “ngồi”. Nếu có người đến nhà, chó bắt đầu đứng dậy hoặc nhảy lên, hãy lặp lại mệnh lênh “ngồi” cho tới khi nó chịu ngồi yên. Nhớ ca ngời vì nó đã thực hiện tốt mệnh lệnh của bạn. Bạn có thể thực hiện một điều giống như thế mỗi lần về đến nhà.

Một mệnh lênh hữu ích là “thôi”. Bạn đừng nó “ngồi xuống!” Vì từ “xuống” có thể khiến nó lẫn lộn với lệnh “nằm xuống”.

Vài người đã có lựa chọn khác, đó là khống thèm chú ý đến con chó khi nó đang nhảy chồm lên. Đây có thể là phương phầp nhẹ nhàng, song còn tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi tác và giống chó.

Nếu bạn không gặp may với từ “ngồi”, hãy thử gập hai cánh tay lại, quay đi hướng khác và không thèm nhìn con chó. Sau khi nó bình tĩnh, bạn có thể đề nghị nó “ngồi” rồi khen ngợi nó. Lập lại quá trình này nếu nó nhảy lên lần nữa.

Một phản ứng “tiêu cực” khi chó đang nhảy lên là co chân lên, chêm đầu gối vào ngực nó. Điều này có thể thực hiện trong vài trường hợp, nhưng chó có thể hiểu sai hành động của bạn và cho rằng đó là cử chỉ nô đùa. Và nếu bạn quá mạnh chân thì chó có thể bị đau hay bị thương.

Yếu tố quan trọng trong bất kỳ phương pháp nào mà bạn  sử dụng là duy trì sự kiên nhẫn và thực hành cách tiếp cận phù hợp. Đừng cố đưa ra những lệnh khó hiểu khi chó đang nhảy và sủa.

CHÓ ĐÀO BỚI

Khi chó đào bới thì có vài lý do tiềm ẩn. Hãy quan sát xem chó đào bới tự nhiên để tìm con mồi hay chôn thức ăn mà nó sẽ sử dụng sau đó. Chó có thể đào bới để tạo ra chỗ ẩn náo dưới đất nhằm tránh gió hay giữ ấm. Khi trời ấm hơn một cái lỗ nhỏ giúp chó cảm thấy mát hơn. Thậm chí vài con sẽ dào bới trước khi chúng đi tiểu hoặc thải phân.

Nhiều con, ngay cả trong nhà, cũng giả vờ đào bới khi chúng tìm thấy một chỗ nghỉ ngơi. Loại hành vi đào bới này không thường gây ra phiền phức ngay lập tức, nhưng có thổ qua nhiều lần, tấm thảm nhà bạn sẽ bị mòn rác. Nhìn chung, việc đào bới không gây ra nhiều rắc rối cho tới khi tài sả, vật dụng trong nhà bạn bị tàn phá. Để ngăn ngừa hành vi đào bới, trước hết bạn cản ngân chặn cơ hội đào bới và tìm ra một hoạt động khác thay thế, nghĩa là chó sẽ làm việc nà thay vì đào bới. Việc ấy cấn phải là trò vui và thách thức thể chất của chó.

Tốt nhất, không nên bỏ mặc chó một mình hay không bi giám sát một thời gian dài trong sân rào. Chó sẽ ít mất thời gian và sức lực trong việc đào bới nếu bạn dẫn nó đi dạo thưởng xuyên hay cho nó những trò hoạt động thể chất hữu ích, hoặc huấn luyện nó. cần chắc rằng có những buổi chơi đùa hàng ngằy để tập cho chó những kỹ năng biết vâng lời.

CHÓ NHAI GẶM

Dạy cho chó không được nhai gặm trong nhà đôi khi là một khó. Việc nhai gặm vật gì đó là phần trong cuộc sống của chó con và sự tìm hiểu này có thể khiến chó con bị thường hay hư hỏng vật dụng trong nhà bạn. Khi bắt đầu mọc răng, chó con muốn nhai gặm bất cứ thứ gì trước mặt chúng.

Nếu bạn ra ngoài rồi trở về nhà và nhận thấy rằng con chó của bạn đang phá hoại vật gì đó, hãy lờ đi cho đến lúc bạn có cơ hội dọn dẹp và bình tĩnh trở lại. Việc đánh đâp chó con không chỉ tàn nhẫn mà còn chẳng ích lợi gì. Nếu hấ chó con đang nhai gặm cái gì đó mà nó không được phép đụng tới, hãy nói cương quyết “Không” rồi nhẹ nhàng lấy vật đó lên. Sau đó, ngay lập tức bạn nên cho nó một món đồ chơi mà nó thích. Cuối cùng, tặng cho nó vài lời khen.

Một mẹo khác có thể giúp bạn là cho chó con cái gì đó để gặm trong lúc bạn cần lắng dịu sự bực dọc. Cần chắc là bạn quan sát chó con nếu bạn sử dụng mẹo này. Hãy lấy một chiếc vớ cũ và sạch, bỏ vào trong một số cục nước đá đâm nhỏ. Sau khi cột xong đầu vớ, hãy đưa cho chó nhai gặm (nếu nó đang gặm cái gì đó). Nhưng đừng để chó con làm rách vớ rà để những cục nước đá ra ngoài.

CHÓ HAY GẦM GỪ

Chó nhà có nguồn gốc từ chó sói vá từ trong sâu thẳm chúng vẫn còn giữ bản năng của tổ tiên hoang dã của chúng. Để sống và giao tiếp với chó, bạn cần hiểu tại sao phải duy trì vị trí chỉ huy của mình đôi với “bầy đàn”.

Sự gầm gừ của chó con

Phần lớn tánh cách của một con chó sẽ hình thành từ lúc mới sinh cho tới 1 năm tuổi. Khi bạn mang một chó con mới về nhà, điều quan trọng là cho nó làm quen với những vị trí và âm thanh trong nhà. Cho nó làm quen dần với tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Nếu chó con gầm gừ đồ vật hay ai đó, đừng bồng lên rồi ây yếm nó. Bởi vì, khi gầm gừ có nghĩa là chó đang phản ứng lại trong lúc sợ hãi, phòng thủ hay muốn tự bảo vệ và có thể dẫn đến việc căn. Do đó, bạn nên cho nó vật gì đấy. Chó con thích chơi đùa. Chúng thích nhai gặm mọi thức, kể cả ngón tay và chân của bạn. Đôi khi sự gầm gừ chỉ là sự đùa nghịch, vì thế bạn cần lưu ý tới điểm này.

Sự gầm gừ của chó lớn

Nếu con chó của bạn có vấn đề chuyện gồm gừ, vài qui tắc dưới đây có thể sẽ hữu ích đối với bạn.

Đừng bao giờ tha thứ sự gầm gừ.

Đây là cách chó đe doa đồng nghĩa với chuyện nó xem bạn “dưới cơ” nó. Hãy bảo nó im ngay! Cho nó biết rằng nó không có quyền gầm gừ bạn hay con bạn. Để nó hiểu rằng con bạn cũng là con của người lãnh đạo nó. Và nó phải đối xử đàng hoàng.

Không để chó đi qua cửa chính.

Nếu chó luôn đi vượt qua bạn để vào nhà thì cần lấy dây xích cổ nó rồi mở cửa. Khi nó xông về phía trước, bạn đẩy nó trở lại và nói: “Không được. Đợi đã!”. Bạn đi vào rồi cho phép nó vào sau. Điều này sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn nếu bạn có ai đó giúp bạn.

Không để chó ngủ trên giường của bạn.

Đây là một cách xác định địa vị lãnh đạo. Nếu bạn không thể không có chó trên giường ngủ, thì tốt nhất nên cho nó ngủ ở kế chân giường. Đặt một cái giường dành cho chó ở cạnh chân giường là đủ rồi. (Qui tắc này sử dụng cho chó hay gây hấn hoặc chó cho thấy dấu hiệu chúng đang quên vị trí của chúng…Nếu nó có hạnh kiểm tốt và biết vâng lời thì nó có thể ngủ bên cạnh bạn hoặc con bạn).

Xã hội hóa.

Cho chúng làm quen với mọi người trong nhà và những vật nuôi, kể cả những con chó khác. Dạy cho chúng biết phép tắc trong nhà bạn. Ngoài ra, bạn có thể đưa chúng đến những lớp dạy chó, dẫn chúng đến công viên….

Đừng để chó nằm trên vạt áo của bạn khi bạn ngồi ỳ trong xe hơi.

Hãy làm chỗ ngồi riêng cho nó hoặc để nó ngồi trên sàn xe. Hãy mua cho nó một chỗ ngồi có đai thắt lưng an toàn hay sử dụng cũi chó đều được.

Đừng nuông chiều chó quá mức.

Nó cần học để thành một con chó. Không nên bảo vệ nó quá đáng, nghĩa là không nên để nó có cảm giác luôn dựạ vào bạn. Khi nó có hành động sợ cái gì đó bạn cần làm cho nó không còn sợ nữa. Đừng bồng nó lên rồi vỗ về như một đứa trẻ. Đơn giản là bạn nói vởi nó “không sao đâu” rồi cho nó thấy đồ vật hoặc người mà nó sợ v.v. Sự điềm tĩnh của bạn sẽ giúp nó tự tin và có khả năng trong tương lai nồ sẽ bình tĩnh và tự tin hơn. Nếu ban cung cấp cho nó những nỗi lo lắng, sợ hãi tưởng tượng nó sẽ trở thành một con chó dễ cáu kỉnh và không đáng tin cậy Nó có thể phát triển sự gây hấn một cách đáng ngại. Thí dụ, cho nó ngồi trên vạt áo của bạn rồí bạn gầm gừ ai đó hoặc những con thú khác.

Nếu bạn cho nó ngồi trến vạt áo rồi áu yếm nó thì về – nó tiếp tục làm như thế, vì nó nghĩ rằng hành động này sẽ được bạn tưởng thưởng bằng sự âu yếm. Khi nó ngồi lén vạt áo của bạn, hãy bảo “không được” rồi bồng nó ra khỏi áo bạn.

Một vài người nghĩ rằng âu yếm lả một điều ngọt ngào dành cho con chó của họ, là cách để bảo vệ nó, nhưng thật ra không phải. Khi một đứa trẻ lấy tay âu yếm con chó đó, có thể con chó sẽ cắn đứa trẻ nếu nó không được dạy dỗ cho đáo từ trước.

Đừng bao giờ bạn phải chịu đựng sự gầm gừ vì điều nà sẽ dẫn tới việc chó sẽ cắn. Không phải mọi lúc, nhưng thường thì cần phải làm, nghĩa là cần nhốt chó vào cũi càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên, một con chó lớn gầm gừ đe dọa không giống sự gầm gừ của chó con khi chúng chời đùa. Vì thế, không nên chơi trò chiến tranh với chó con. Riêng đối với những chó trưởng thành mà tỏ ra “du côn”, thích biểu lộ sự gầm gù thì phải trừng trị thích đánh.

SỬ DỤNG DÂY XÍCH VÀ VÒNG CỔ

Tại sao không xích dây vào cổ chó?

Chó bị xích dây thường nguy hiềm hơn vì chúng có thể cắn hoặc chạy mất, không bao giờ trở về nhà.

Tại sao? Xích một con chó là chống lại bản năng tự nhiên của nó. Chúng cảm thấy bị giới hạn, giam giữ và thậm chí trở nên điên cuồng. Chúng sẽ khó huấn luyện hơn và một vài con thì trở nên bất trị. Đa số chó bị xích đều không muốn gần chủ và bất kỳ lúc nào có cơ hội chúng sẽ tìm cách thoát khỏi dây.

Việc xích chó là cần thiết trong trường hợp nào đó thí dụ như bảo vệ nó trước những tai nạn có thể xảy ra hay để nó giữ nhà tại vị trí cần thiết. Nhưng xích chó liên tục, hết ngày này sang ngày khác thì nó sẽ bị cuồng. Tóm lại, chó bao giờ cũng muốn tự do giống như chúng ta vậy. Không phải tất cả các con chó bị xích đều trở nên dữ dằn hơn, dễ cắn bậy hơn nhưng tất cả những con chó không thì xích thì lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc hơn và tính tình tốt hơn.

Bạn có thể cho chó chạy rong trong sân rào, hoặc sau khi xích một thời gian ngắn rồi tháo dây xích ra như vậy mối quan hệ giữa chó và bạn sẽ tốt hơn và chúng sẽ cảm thây gần gũi bạn hơn. Sau khi chạy thoai mái trong sân rào lớn chúng sẽ trở về với bạn.

Tại sao cần xích dây?

Nhiều người chủ không nhận thức được những nguy hiểm xảy ra khi họ không giám sát chó. Bạn nên theo sát hó cũng như dứa trẻ mới chập chửng biết di vậy. Không nên bô mạc một đứa trẻ 2-3 tuổi chơi đùa ngoài trời, và đối với chó cũng cần làm như vậy.

Phần lớn những người chủ không biết rằng nếu một con chó ăn thức ăn thối rữa hoặc rác, có thể nó sẽ bị sốc và thậm chí tử vong Một hiểm họa khác không thường được nhìn thấy, nếu bỏ mặc một con chó, để nó lang thang trong rừng cây, chơi đùa với những con thú ĩửiồ hoặc ăn vào bụng những động vật ký Sủi bám trên cơ thể thú (chẳng hạn như thỏ), có thể nó sẽ bị những hiểm họa từ thế giới bên ngoài.

Bằng cách xích chó bạn sẽ đóng vai trò là một người láng giềng tốt. Những nhà lân cận sẽ không nghĩ xấu về bạn hay thú cưng của bạn nếu chó không đào bới lỗ trong bãi cỏ nhà họ và cảm thấy yên tâm hơn về tài sản, những vật sở hữu của họ.

Bỏ mặc chó chạy tự do mà không có dây xích, thậm chí trong khu phố của bạn, cũng có thể dẫn tới những hiểm họa về sức khỏe của nó. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn chó bị xe đụng hay ăn những cành nhỏ trên bãi cỏ đã phun thuốc trừ sâu.

Một điều quan trong khác để nhớ là, chó có thể cắn ai đó, và như thế bạn đã vi phạm pháp luật vì đã thả chó chạy rông. Một vài trường hơp do chó căn người lạ, gây ra hậu quả nghiêm trọng nên người chủ của nó đã phải mất ăn mất ngủ.

Việc xích chó bằng dây sẽ làm giảm bớt những rủi ro. Nếu nhà bạn có sân rào an toàn, đất rộng, việc tha chó chạy rong để nó rèn luyện thân thể là điều tốt, song tốt nhất bạn giám sát trong lúc đó hoăc chi thao day trong giai đoạn ngắn.

Nếu địa phương bạn có công viên dành cho chó thì rất tốt Bạn có thể cho nó đi lang thang trong công viên mà không cần xích dây. Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng con chó của bạn không gây hấn với những con chó khác trong công viên.

Cuối cùng, làm chủ một con chó hay nhiều con đi nữa, thì điều này cũng giống như làm cha mẹ. Bạn phải quản lý chó mọi lúc, mọi nơi. Chó cần bạn giúp nó tránh những hiểm họa tiềm tàng, và trên tất cả, là giữ an toàn cho nó. Xích chó không phải là hành động bạo lực, độc đoán, mà đó chính là tình yêu của bạn dành cho chó. Tuy nhiên, xin nhắc lại chỉ xích khi nào cần thiết, cảm thấy không an toàn cho chó. Ngoài ra, hãy để chó có cuộc sống tự do, không bị ràng buộc bởi dây xích. Và khi xích chó bạn cần biết loại vòng cổ và dav nào có thể sử dụng được.

Vòng đeo cổ chó

Có nhiều loại vòng đeo cổ sử dụng trong việc huấn luyện chó và cũng có nhiều ý kiến cho rằng loại vòng nào là tốt nhất.

Vòng xích lõi – loại vòng này không dành cho người mới băt đầu và cũng không nên sử đụng. Chỉ có người huấn luyện giàu kinh nghiệm mới có thể sử dụng loại vòng này. Nó có thể làm chó nghẹt thỡ, dẫn tới tử vong. Những nghiên cứu cho thấy cổ và khí quản của chó bị căng ra từ việc sử dụng khống đúng chỗ loại vòng này. Nếu con chó của bạn trì kéo mạnh vá lâu thì hậu quả xấu có thể xảy ra. Bạn nên tránh loại vòng này, Ngoài ra cũng cấn tránh loại vòng có ngạnh, vòng điện tử, vòng Haltí và Gentle Leader.

Tốt nhất nên sữ dụng loại vòng da mềm, bển, có lỗ xỏ như đáy nịt.

Dây xích và vòng cổ

Trước hết, bạn hãy thực hiện việc này trong nhà, sử dụng một dây xích nhẹ nốí vào vòng cổ của chó con. Sau đó để chó đí quanh quẩn và chơi đùa. Chó có thể kéo giật mạnh dây, nhưng không sao cả. Cứ để cho nó thoải mái làm điều này. Mỗi ngày bạn lâm như thế một số lần (trong vòng vằi ngày). Chẳng bao lâu chó sẽ chú ý sợi dây. Đừng bỏ mặc chó con một minh khí đeo vòng cổ gắn dây, bởí vì có thể nó sẽ bị ngạt thở bất ngờ.

Chìa khóa để huấn luyện chó đi bộ là giữ chúng bên cạnh bạn, nhưng nhớ kiểm soát, không để nó lôi kéo bạn và ngược lại.

DẠY CHÓ LÀM XIẾC

Bạn có thể dạy chó thực hiện vài trò xiếc đơn giản. Và một khi nó làm được bạn sẽ vui, hài lòng khi thấy người quen hay láng giềng kính ngạc trước tài nghệ cỏa con chó của bạn.

Để chó thực hiện tốt bạn có thể động viên bằng câu nói “Đúng rồi!”. Ngoài ra bạn có thể nghĩ những từ khác ấn tưọng hơn. (Không nên sử dụng những câu trong giao tiếp thông thường như “OK” hoặc “Vâng”). Hãy sử dụng tiếng chắt lưỡi để động viên, khuyến khích nó thực hiện.

Cách dạy cần đi kèm với món ngon đãi chó. Khi ra lệnh cho chó làm cái gì đó, thí dụ như “ngồi”, bạn cần sử dụng âm thanh đặc biệt. Khi nó vừa ngồi xuống bạn cho nó ăn ngay. Hãy thực hiện điều này khoảng 10 lần. Sau mỗi lần nó thưc hiện đúng bạn lại cho ăn.

Điều quan trọng là phải kiên nhẫn trong việc dạy bất kỳ hành vi mới nào. Nếu chó không thực hiện theo đúng ý muốn của bạn, hãy cho nó thời gian học tiếp. Nếu cảm thấy nản chí, bạn hãy ngưng việc huấn luyện. Làm sao để mỗi buổi huấn luyện là niềm vui cho cả bạn và chó. Phần lớn chó sẽ học được những trò dưới đây: Vài con có khả năng học tất cả các trò.

Những trò dễ dạy nhất là dựa theo hành vi tự nhiên cùa chó. Chó thích sủa sẽ học “nói” dẽ dàng. Chó quen duỗi thẳng chân tự nhiên sẽ học cách “bắt tay” dễ hơn. Một vài con giữ thăng báng tốt, có thể học “nằm ngửa, đưa thẳng bốn chân lên trời” Những con thiếu khả năng giữ thăng bằng sẽ không bao giờ học đựợc trò này hoặc sẽ học rất khó khăn.

Hãy biết con chó của “bạn. Lúc nào nhận ra nó mạnh về mặt nào bạn dễ dàng dựa vào để dạy nó những trò thích hợp. Hãy cho nó cơ hội học tập. Nếu lúc đầu chó không làm được! đừng nản, hãy cố tập cho nó. Nếu nó vẫn không làm đươc, hãy chuyển sang dạy trò khác.

https://dogily.vn/cho-canh/cach-huan-luyen-cho/