Chomeocanh.com

Website chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó mèo cảnh, thú cưng

Cách nuôi chó cảnh, cho chó ăn gì theo từng giai đoạn

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CHÓ

NHỮNG VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG CẦN THIẾT

Giống như chế độ ăn của người, chất đạm, nước, chất béo và carbohydrate là những yếu tố cơ bản xây dựng nên chế độ ăn cho chó. Kê tiếp là các vitamin và chất khoáng cũng rất cần thiết đối với chó.

Vitamin có the giúp cải thiện chức năng để tăng cường sức khỏe. Song cần phải tính đến sự cân bằng các loại vitamin cho chó. Vitamin giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và hỗ trợ quá trình hóa sinh, giải phóng năng lượng từ những thức ăn đã được tiêu hóa.

Vitamin

Co hai loại vitamin: loại hòa tan trong nước cần được bổ sung hàng ngày, như vitamin cao và B-complex và loai hòs tan trong mơ được tích trữ với thời gian, dài hơn trong mô mỡ và gan, như vitamin A, D, E và K

Cùng lúc đó, có hai nhóm vitamin: nhân tạo và tự nhiên. Nhổm nhân tạo bao gồm những loại vitamin được sản xuất trong phòng thí nghiệm, giống như những loại vitamin trong tự nhiên.

Còn vitamin tự nhiên là những loại xuất phát từ các nguồn thực phẩm. Về phương diện hóa học, cả hai nhóm này không có sự khác biệt, tuy nhiên, nhổm nhân tạo chỉ chứa những vitamin riêng biệt, chúng tốt cho trường hợp phải bổ sung những vitamin tự nhiên mà chó còn thiếu. Còn nguồn thức ăn tự nhiên, ngoài vitamin tự nhiên, còn chứa những chất dinh dưỡng khác.

Chất khoáng

Chất khoáng cần cho sự cân bằng hoá học cho những chất dan lưu trong cơ thể chó, sự hình thành của máu và xương, sự duy trì chức năng của dây thần kinh và điều chỉnh sự rắn chắc của cơ bắp.

Có hai nhóm chất khoáng: nhóm khoáng đa lượng gồm có calcium, magnesium, sodium, potassium và phosphorus và nhóm khoáng vi lượng: boron, chromium, đồng, germanium, iodine, sắt, manganese, molybđenium, selenium, silicon, sulfur, vanadium và kẽm.

Như vitamin, những chất khoáng bổ sung cần được cân bằng số lượng, bởi vì, nếu không chúng sẽ không đem lại hiệu quả tốt và có thể ẩn tàng nguy hiểm. Thí dụ, quá nhiều sắt sẽ làm suy yếu đồng, còn quá nhiều calcium sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu magnesium.

Dù bạn có nhận biết chính xác hay không mức thiếu hụt vitamin và khoáng thì chó vẫn cần sự bổ sung. Tuy nhiên, tốt nhất nên cân đối hai loại chất bổ sung này, bởi vì cân bằng được những chất cần bổ sung sẽ giúp chó tiêu hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả nhất. Việc bổ sung vitamin và khoáng có khả năng giúp hệ miễn dịch của chó hoạt động tốt. Hiện nay, những chất dinh dưỡng bổ sung thường được pha trộn trong thức ăn dạng viên hay bột có mùi vị thơm ngon giúp chó ăn ngon miệng.

Hãy bàn với bác sĩ thú y về chế độ cho chó của bạn và nhờ người ấy soạn ra một chế độ cân bằng các chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khở hơn, dưa trên nhu cầu riêng của con chó của bạn.

TẠI SAO CẦN CUNG CẤP CHẤT BỔ SUNG DINH DƯỠNG

Nếu có chế độ ăn uống hợp lý và được bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết chúng ta sẽ hạn chế được bệnh tật và chắc chắn có sức khỏe tốt hơn. Điều này cũng đúng đối với con chó của bạn.

Chó cần sự bồ sung các chất đình dưỡng chất lượng cao, tùy theo tuổi tác, mức độ vận dộng, môi trường sống, di truyền, giống và những nhân tố khác mà chó có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, ngay cả khác nhau trong từng giai đoạn sống của chúng. Chó con có nhu cầu dinh dường khác cb: trương thành, chỏ sình sân có nhu cầu khác chó cái trong giai đoạn không mang thai và nuôi con v.v.

Tuy thức ăn tốt cung cấp cho chỏ những chất dinh dưỡng quan trọng, song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, do đó bổ sung chất dinh dưỡng là điều bạn nên thực hiện.

Sự thiếu hụt một hoặc vài chất đinh đường có thể khiến chó bị bệnh.

Chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phòng thủ tự nhiên của chó chống lạì bệnh tật và đây là điều giúp chó cỏ sức khỏe tốt.

Công thức chất khoáng và đa vitamin cân bằng, kết hợp với acid béo là điều bạn cần thực hiện.

CHO ĂN BAO NHIÊU ĐỂ CHÓ CÓ ĐỦ NĂNG LƯỢNG?

Điều quan trọng là bạn biết cọn chó của bạn ăn bao nhiêu thực phẩm là vừa.

Một người nuôi chó lâu năm nói: “Khi thấy những con chó của tôi gầy nhom thì tôi cho chúng ăn nhiều hơn, còn khi chúng béo phì thì cho ăn giảm lại”. Điều này nghe hợp lý. Tuy nhiên, để chó trở nên gầy nhom hay béo phì rồi mới tính việc thêm bớt thức ăn thì xem ra tội nghiệp cho chó.

Hiểu nhu cầu năng lượng của chó

Bảng 1. Mức hoạt động và nhu cầu và hoạt đông hàng ngày Nhu cầu năng lượng hàng ngày
Giảm cân 1.0 x RER
Hoạt động thông thường của chó trưởng thành bị thiến 1.6 x RER
Hoạt động thông thường của chó trưởng thành không bị thiến 1.8 x RER
Làm việc nhẹ 2.0 x RER
Làm việc trung bình 3.0 x RER
Làm việc nặng 4.8 x RER
Chó mang thai (42 ngày đầu) 1.8 x RER
Chó mang thai (21 ngày cuối) 3.0 x RER
Chó cái đang tiết sữa 4-8 x RER
Chó con – cai sữa đến 4 tháng 3.0 x RER
Chó con – từ 4 tháng đến trưởng thành 2.0 x RER

Nguồn: Veterinary & Aquatic Services Deparment, Drs. Foster & Smith, Inc.

Bước đầu tiên để hiểu nhu cầu năng lượng của chó là nhận thức rằng không có công thức chung để xác định nhu cầu riêng của từng con chó. Đối với con người, khá đơn giản để tính nhu cầu calori hàng ngày của một người bằng cách dựa vào trọng lượng của người đó. Nếu muốn biết hàng ngày bạn tiêu thụ bao nhiêu calori thì, tất cả những điều bạn phải làm là nhìn vào bảng mẫu, bạn sẽ thấy mỗi ngày cần có bao nhiêu calori và tiêu thụ bao nhiêu so với mức hoạt động hàng ngày và tuổi tác. Bảng này bạn dễ dàng tìm thấy ở những trung tâm sức khỏe và dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với chó lại là chuyện khác. Có sự khác biệt lớn giữa các giông chó, kích cờ tỷ lệ tăng trưởng ở chó con, mức hoạt động, da và độ rậm của bộ lông, và cả điều kiện sống nữa. Thí dụ, so sánh nhu cầu năng lượng của một con chó trẻ (giống Malamute) sống ở ngoài trời, kéo xe trượt tuyết với một con Pomerania trưởng thành sông trong căn hộ chung cư. Rõ ràng, xét về trọng lượng và mức hoạt động thì hai con này có sự khác biệt khá xa, do đó nhu cầu calori hàng ngày của chúng có sự chênh lệnh hơn 10 lần. Sự khác biệt này hiếm khi xảy ra ở con người. Và do đó, thật khó để có câu trả lời chính xác một cá thể chó cần ăn bao nhiêu trong một ngày.

Bảng 1 cho thấy vài hướng dẫn của những nhà dinh dưỡng trong việc tính nhu cầu calori của chó. Bảng này dựa trên “Nhu cầu năng lượng của chó trong giai đoạn nghỉ ngợi, gọi tắt là RER. RER là số lượng calori cơ bản mà một con chó sẽ sử dụng trong một ngày (giai đoạn nghỉ ngơi). Công thức tính RER dựa trên trọng lượng của chó (từ 2 đến 45 kg).

Nhu cầu kalori/ngày = 30 kg + 70

Một con chó đang nghỉ ngơi, nếu có bất kỳ hoạt động nào khác, điều này sẽ làm tăng thêm sự tiêu thụ năng lượng của nó, tức nhu cầu calori của nó sẽ nhiều hơn so với giai đoạn nghỉ ngơi. Thí dụ, một con chó trưởng thành bình thường với mức hoạt động thông thường sẽ có nhu cầu năng lượng tăng gấp 1,6 lần so với nhu cầu của nó trong gia đoạn nghỉ ngơi. Trong khi đó, bảng trên không cho’thấy chúng ta cần cho chó ăn bao nhiêu, nó chỉ cho thấy nhu cầu năng lượng của chó dựa trên mức hoạt động của chúng. Cần nhớ rằng bảng trên không tính những đặc điểm như sự khác biệt về giống, nhiệt độ không khí và bộ lông, những điều có thể làm thay đổi nhu cầu năng lượng của từng cá thể chó.

Cho chó ăn bao nhiêu?

Trước hết bạn cần xem xét thức ăn. Việc cho ăn một loại thực phẩm chất lượng kém sẽ không bao giờ là điều lý tưởng, vì trên thực tế nó lại đắt tiền hơn. Tại sao? Vì chó phải ăn rất nhiều loại thực phẩm này mới có thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng. Tóm lại, thực phẩm kém chất lượng rẻ tiền hơn so với những loại cao cấp, song bạn phải mua nhiêu hơn. Ngoài ra, nó còn gây ra những rắc rối về hành vi và tiêu hóa. Do đó bạn cần chọn loại thức ăn chất lượng cao và nhìn vào hướng dẫn ghi trên bao bì để biết nên chó chó ăn thế nào. Căn cứ vào bảng đó, bạn phải cân trọng lượng chính xác con chó của bạn, lập chỉ tiêu trọng lượng và chế độ ăn cho nó (trưởng thành hay là chó con đang tăng trưởng).

Hãy nhìn vào bảng trên để có mức lý tưởng hoạt động con chó của bạn. Cần nhớ rằng, những yếu tố thay đổi về môi trường và việc thêm vào bất kỳ calori nào trong bữa ăn của chó cũng cần được tính. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để biết trọng lượng lý tưởng của con chó của bạn ra sao và cần thêm những gì trong scf thực phẩm mà bạn cho chó ăn.

Sau khi tính số lượng thức ăn mà con chó của bạn cần, bạn cho nó nó ăn. Tuy nhiên, ít nhất mỗi tháng bạn cân trọng lượng của chó để xác định số lượng thức ăn thích hợp.

Bắt đầu cho chó ăn một số lượng thức ăn cụ thể. Nếu cần hãy tăng hoặc giảm số lượng thức ăn cho tới khi chó đạt trọng lượng lý tưởng.

Điều chỉnh lượng thức ăn

Khi quan sát bảng trên, bạn thấy số lượng thực phẩm mà bạn cho chó ăn sẽ thay đổi suốt cuộc sống của chó. Phần lớn những vấn đề về trọng lượng sẽ xuất hiện dần và thường bắt đầu khi chó đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ chó con đang tăng trưởng sang chó trưởng thành. Sự thèm ăn của chó trường thành thường lớn hơn nhu cầu của nó. Đến một lúc nào đó trong cuộc sống, trọng lượng của một con chó trưởng thành sẽ thay đổi khi nó lớn tuổi hơn và mức hoạt động giảm đi, nghĩa là vào lúc đó chó sẽ tăng trọng nhiều hơn và có thể trở nên béo phì.

Bằng cách ý thức được nhu cầu của chó để điều chỉnh lượng calori hợp lý và có sổ ghi chép định kỳ trọng lượng của chó, bạn có thể tránh được việc cho ăn quá mức trong những giai đoạn chuyển tiếp này.

BỔ SUNG CHẤT KHOÁNG TRONG THỰC PHẨM CỦA CHÓ

Chất khoáng là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Chúng thường xuất hiện trong các loại thức ăn tự nhiên, tuy nhiên, có thể thực phẩm tự nhiên không cung cấp đủ các chất khoáng cho chó, do đó bạn cần bổ sung những chất này cho chúng.

Dưới đây là danh sách các chất khoáng trong những nguồn thực phẩm:

Chất khoáng Nguồn bổ sung chất khoán Nguồn thực phẩm Chú thích
Canxi (Calcium) – (không có phosphorous) Calcium carbonate Limestone Bột phụ phẩm gia cầm, bột thịt cừu, bột cá  
Calcium vaaphosphorus Curacao phosphate

Defluorinated phosphate

Dicalcium phosphate*

Mono và tricalcium phosphate

Soft rock

Bột xương  
Photpho (Phosphorus) Phosphoric acid Sodium tripolyphosphate Thịt, trứng, sản phẩm sữa  
Magiê (Magnesium) Magnesium oxide

Magnesium sulfate

Bột xương, bột thịt cừu, hạt có dầu/phần bổ sung đạm.

Lúa mì, cám yến mạch,củ cải đường, soymill run

 
Kali (Potassium) Potassium citrate

Potassium chloride

Potassium sulfate

Bột đầu nành, hạt ngũ cốc chưa tinh chế, vỏ cây hướng dương, gạo và cám lúa mì, soymill run, men bia  
Natri   Sodium và Clorua (chloride) Sodium chloride (muối)

Sodium acetate

Sodium tripolyphosphate

Calcium chlorite

Potassium chloride

Choline chloride

Cá, trứng, Fish, eggs, dried whey, phụ phẩm gia cầm, soy isolate  
Sắt Ferrous sulfate

Ferric ammomium citrate

Ferrous fumarate

Ferric chloride

Ferrous carbonate

Ferric oxide

Ferrous oxide

Thịt, củ cả đường, đậu phộng, soymill run, dicalcium phosphate* Sắt trong iron oxide nằm ở dạng chưa sẵn sàng để cơ thể sử dụng.
Đồng Cupric carbonate

Cupric chloride

Cupric hyđroxide

Cupric oxide

Cupric sulfate

Thịt, đặc biệt là gan Sự hấp thu giảm đi trong sự ‘ xuất hiện của canxi, kẽm, sắt và phytate; đồng trong copper nằm ở dạng chưa sẵn sàng để cơ thể sử dụng.
Mangan (Manganese) Manganese carbonate

Manganous chloride

Manganous oxide

Manganese sulfate

Manganous sulfate

Những nguồn chất xơ, dicalcium phosphate*  
Kẽm Zinc carbonate

Zinc chloride

Zinc oxide

Zinc sulfate

Thịt, những nguồn chất xơ, dicalcium phosphate* Sự hất thu giảm đi trong sự xuất hiện của canxi, calcium, photpho, đồng, sắt, cadmium, chromium và phytate
Iot (Iodine) Calcium iodate

Potassium iodide

Cuprous iodide

Iodized salt

Cá trứng, Fish, muối iot, phụ phẩm gia cầm  
Selen

(Selenium)

Sodium selenite

Sodium selenate

  Selen trong thưc phẩm nằm ở dạng chưa sẵn sàng để có thể sử dụng; việc bổ sung selen trong thức ăn của chó nhìn chúng là cần thiết
* Dicalcium phosphate có trong xương và chất khoáng ngoại trừ canxi và photpho

Nguồn: Association of American Feed Control Offícial’s (AAFCO).    .

THỰC PHẨM

THỰC PHẨM NÀO CẦN CHO CHÓ?

Bạn muốn cho chó ăn loại thức phẩm có lợi đối với sức khỏe của chúng, nhưng làm sao bạn biết loại nào tốt nhất?

Trước hết, cần nhớ rằng không có một loại thức ăn nào tốt nhất cho mọi con chó. Không có loại thực phẩm duy nhất nào giúp tất cả các con chó đều có đôi mắt tĩnh anh nhất, bộ lông bóng loáng nhất dồi dào sinh lực nhất và dễ tiêu hóa nhất.

Chó cũng là mỗi cá thể như con người, điều này có nghĩa, bạn chỉ có thể chọn một loại thức ãn có công thức tốt nhất cho từng nhóm chó qua một nhãn hiệu nào đó và nhận thấy phần lớn trong số chúng đều ăn khỏe, nhưng một vài con lại không được như vậy và có thể sự rối loạn dạ dày- ruột đối với những con này. May mắn thay, ngày nay có nhiều thực phẩm có công thức tốt để chọn và bạn cần thử một số để xác định loại nào phù hợp nhất, tốt nhất đối với con chó của bạn.

Bạn biết không, nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng một vài loại thức ăn của vật nuôi có chứa mùn cưa, mỏ gà, móng chân động vật và những tác nhân gây ra bệnh ung thư. Tỷ lệ ấy có trong thức ăn cho chó như thế nào? Đây là cũng là điều bạn cần biết.

Thức ăn thích hợp

Có một số nhà máy sản xuất thức ăn chất lượng cao, bạn chỉ cần tham khảo rồi chọn mua thức ăn phù hợp cho chó của bạn. Nghĩa là bạn cần nhìn phần giới thiệu các thành phần trên bao bì để quyết định nên mua hay không, tuy nhiên, việc cho ăn như thế nào hoàn toàn là sự điều chỉnh riêng của bạn.

Nhiều loại thức ăn công nghiệp có thể hữu ích đối với con chó của bạn. Nhưng trước khi mua thức ăn, bạn cần cân nhắc kỹ, thí dụ như con chó của bạn thuộc giống gì, bao nhiêu tuổi (chó con, trưởng thành hay già), kích cỡ, sức khở, điều kiện sống bên trong và bên ngoài nhà bạn. Sau đó bạn lập kế hoạch chi tiêu.

Chọn loại thức ăn

Sau khi đem chó về nhà, một trong những quyết định đầu tiên là cho nó ăn gì, ăn bao nhiêu và thường cho ăn như thế nào. Nhưng nên cho ăn thức ăn đóng hộp hay thức ăn khô? Đây là một chọn lựa khó khăn. Tuy nhiên mời bạn đọc mục dưới đây trươc khi quyết định cho chó sử dụng loại thực phẩm nào.

THỨC ĂN THƯƠNG MẠI

Nhìn bao bì

Những thành phần trên bao bì

Những thành phần chất lượng cao sẽ tạo ra một thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Một vài nhãn hiệu thức ăn cho thấy chất lượng bên trong của nó, do làm bằng những thành phần rẻ tiền nên thức ăn không dễ tiêu hóa, vi thế không cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất.

Theo qui định của pháp luật, trên bao bì thức ăn luôn ghi tỷ lệ phần trăm của chất đạm, chất béo và carbohydrate v.v. Nếu thức ăn có giá trị năng lượng thấp, mức đạm thấp thì đúng là loại thức ăn không chứa đủ chất dinh dưỡng dành cho chó. Điều này có nghĩa là, nếu sử dụng loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn, bạn phải cho chó ăn với số lượng nhiều hơn để có đủ chất Hinh dưỡng cần thiết bằng với chất dinh dưỡng trong loại thực phẩm cao cấp hơn. Do đó khi tìm một loại thức ăn có lợi cho sức khỏe của chó, bạn cần đọc danh sách các thành phần ghi trên bao bì, vì đây là điểm then chốt giúp bạn nhận ra đâu là loại thức ăn để chọn đúng.

Theo qui định của pháp luật, nhãn hiệu thức ăn dành cho chó phải ghi rõ những thành phần cụ thể, mỗi thành phần có trọng lượng là bao nhiêu. Bạn hãy tìm xem thành phần thứ nhất hoặc thứ hai trên bao bì là gì, nêu thành phẩn này thịt, cá, trứng hoặc một vài loại bột thịt hay bột cá thì được Bởi vì, thịt, cá và trứng đều có giá trị sinh học cao, điều này có nghĩa là, chúng có tỷ lệ phần trăm chất đạm cao dễ tiêu hóa, thích hợp với việc hấp thụ amino acids.

Các thành phần ghi trên bao bì

Trên bao bì luôn ghi rõ tỷ lệ phần trăm của từng thành phần. Tuy nhiên, những con số này không cho thấy lượng hơi ẩm trong thức ăn. Tất cả thức ăn dành cho thú nuôi có mức hơi ẩm khác nhau. Thức ăn đóng hộp có thể chứa hơi ẩm lên tới 80%, còn thức ăn khô có thể chứa khoảng 6%. Để xác định số lượng thật sự của một thành phần trong thức ăn hoặc so sánh giữa các nhãn hiệu hay giữa thức ăn khô và ẩm, có lẽ bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Song trước mắt bạn có thể hình dung, giá của thức ăn được tính bằng “pound” (pound = 0,454 kg). Khi bạn mua một loại thức ăn có 80% nước thì có nghĩa, bạn có 20% thức ăn và phần còn lại chính là nước. Vì thế số lượng thức ăn mà chó tiêu thụ sẽ ít. Một lý do khác việc biết được tỷ lệ phần trăm của hơi ẩm sẽ giúp bạn so sánh chất đạm thô và chất béo giữa những nhãn hiệu vẩ giữa loại thức ăn đóng hộp và thức ăn khô.

Trong trường hợp, một loại thức ăn khô chứa 10% hơi ẩm thì chúng ta biết rằng nó chứa 90% vật chất khô. Kế tiêp, ta nhìn vào bao bì rồi kiểm tra hàm lượng đạm. Nếu thấy hàm lượng đạm ghi là 20% ta chia 20% đạm với 90% vật chất khô rồi nhân 100 sẽ được 22%, đây là số lượng đạm trên nền tảng vật chất khô. Kế tiếp, ta so sánh loại thức ăn này với thức ãn đóng hộp chứa 80% hơi ẩm. Chúng ta biêt rằng với 80% ẩm thì ta có dược 20% vật chất khô. Nhân hiệu cho thây 5 đạm. Như vậy, ta lấy 5% đạm chia với 20% rồi nhân 100 sẽ được 25% đạm trên nền tảng vật chất khô. Vì thế, thức ăn đóng hộp có đạm nhiều hơn trên cho mỗi “pound” trọng lượng của vật chất khô sau khi tất cả nuớc được rút ra. Ta cũng tính như thế đối với chất béo và chất xơ v.v.

Bảng phân tích bảo đảm của nhà sản xuất

Bảng phân tích trên cho thấy mức tôi thiêu của đạm thô (crude protein), chất béo (fat) và mức tôi đa của chất xơ (fiber) và hơi ẩm (moisture), tức nước ẩm đọng lại. Đạm và chất béo được ghi là nguồn thô, không phải là nguồn dê tiêu hóa. Tính tiêu hóa của chất đạm và chất béo có thể biến đổi lớn tùy theo nguồn của chúng. Danh sách những thành phần cần được kiem tra khít khao để xác định nguồn dễ tiêu hóa như thê nào (xem mục chất đạm và chất béo đề biết rõ hơn).

Nhân tố khác trong việc xác định tỷ lệ phần trăm của chất đạm và chất béo thực sự là số lượnghơi ẩm hiện diện trong thực phẩm. Một nhà máy sản xuất thực phẩm  có thể tung ra “hàng nhái” ghi trên bao bì là 10% đạm, 6,5% chất béo, 2,4% chất xơ và 68% hơi ẩm, giống như điều bạn thấy trên nhiều nhãn bao bì thức ăn đóng hộp dành cho thú nuôi. Chỉ có vấn đề là, những thành phần này được làm từ da giày cũ, sử dụng dầu động cơ môtô, than đá nghiền nát và nước! Dĩ nhiên, hàng nhái không thể nào tốt như hàng thật! Do đó, bạn cần chú ý để không mua nhầm.

Danh sách thành phần

Dưới đây là tất cả các thành phần trong thực phẩm dành cho thú nuôi:

Những thành phần trên phải ghi trọng lượng hợp lệ. Khi thây con số cụ thể của từng thành phần bạn sẽ xác định được chất lượng của thức ăn. Và đó là cách xác định tốt nhất.

Khi hiểu biết về các thành phần bạn cổ thề chọn một loai thức ăn có mức dễ tiêu hóa cao. Cần đề phòng thủ đoạn của nhà sản xuất khi họ che giấu những thành phần đáng mong đợi. Việc chia cắt một thành phần thành một số thành phần khác nhau và nhỏ hơn rồi lập ra danh sách từng thành phần riêng lẻ là nhằm hạ thấp mức độ của những thành phần có thể gây rắc rối. Thí dụ, danh sách của một loại thức ăn có thể bao gồm gà giò, hạt ngũ cốc, lúa mì, cám ngũ cốc và bột mì v.v.

Nếu ta hợp thành nhóm tất cả các thành phần ngũ cốc là một, chúng sẽ có khả năng nặng hơn lượng gà giò và lúa mì. Là khách hàng, bạn cần đọc kỹ tất cả các thành phần, kể cả những thành phần ở hàng cuối, để biết loại chất bảo quản và phẩm màu nào được sử dụng.

  • Thịt: Thịt là thịt sạch lấy ra từ việc giết mổ động vật (gà giò, gà tây, cừu và động vật có móng v.v.). Thịt có thể bao gồm bắp thịt lưỡi, cơ hoành, tim, thực quản, phủ chất béo và da, gân, dây thần  kinh và những mạch máu thường thấy trong thịt.
  • Phụ phẩm chế biến từ thịt: đây là những phần sạch, của động vật đã được giết mổ, không bao gồm thịt. Những phụ phẩm này gồm có phổi, lá lách, cật, óc, gan, máu, xương, dạ dày và ruột. Chúng không chứa tóc, sừng, răng hay móng.
  • Phụ phẩm gia cầm: là những phần sạch lấy ra từ gia cầm đã được giết mổ như đầu, chân và những cơ quan nội tạng (như tim, phôi, gan, cật, bụng và ruột). Nó không chứa lông.
  • Bột cá: là những mô sạch của toàn bộ cơ thể cá hay cá khúc đã được tách ra, có dầu hoặc không có dầu.
  • Mỡ bò: là loại mỡ lấy ra từ con bò.
  • Hạt ngũ cốc: là phần iđiân hạt hoặc hạt được bổ ra.
  • Bột Gluten ngũ cốc: là phụ phẩm sau khi nhà máy đã tinh lọc chất ngọt từ ngũ cốc hay tinh bột và là phần bã được sấy khô sau khi loại bỏ cám, mầm và tinh bột.
  • Bột đậu nành: là phụ phẩm lấy ra từ việc sản xuất dầu đậu nành. BHA: BHA là butylateđ hydroxyanisole, một chất bảo quản chất béo.
  • Ethoxyquin: Ethoxyquin là một chất hóa học dùng để bảo quản, ngăn ngừa sự hư hỏng của thức ăn dành cho chó.
  • Tocopherols: là hợp chất cũng dùng dể bảo quản.
Những điều cần lưu ý

Những loại thức ăn này rẻ tiền nhưng không hữu ích đối với chó. Bởi vì chúng tốt đối với sức khỏe của người nhưng lại không hợp với chó. Nói cách kBác, nếu đây là thành phần chính trong thức ăn sẽ không tạo được sự cân bằng sức khỏe của chó. Những thành phần này sè khiên chó căm thAy đổy dủ nên có thể béo phì và ngủ li bì. Nêu ăn quá mức chó có thố bị biến chứng về tiêu hóa, sưng phù và bệnh nội tạng.

Lúa mì và hat ngũ côc là thí dụ điên hình nhất, có hen quan với sự dị ứng thức ăn và rôi loạn ruột. Bạn thư tượng tượng đi, nếu sông hoang dă chó có đi săn vỏ của hạt ngũ cốc không?

Hãy biết về nguồn thịt. Nhãn hiệu nào ghi trên bao bì có chứa “thành phần phụ” như bò và gà, có nghĩa là nó không chứa thịt bò và gà nguyên chất. Chúng chỉ là lông, chân, tai, mũi, đuôi, mỡ thô, những nội tạng nhiêm bệnh và những cái tồi tệ khác. Hãy tìm loại thức ăn ghi thành phần chính là thịt bò, cừu, gà thật sự. Loại này sẽ hữu ích cho sức khỏe của chó.

Tránh xa những chất bảo quản và phụ gia. Phần lớn các loại thức ăn thương mại đều có chứa chât bảo quản, phụ gia, natri và vài chất khác. Một hoặc tất cả các thành phần này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chó, gây ra sự dị ứng, rối loạn ruột, bệnh về đa, suy giảm chức năng gan và cật hoặc tồi tệ hơn là bệnh ung thư.

Hầu hết những chất bảo quản và phụ gia đều gây ra bệnh ung thư sau một quá trình con người và động vật hấp thụ quá lâu. Tác động này tăng cao hơn khi chó ăn hai lần trong một ngày, ăn mỗi ngày và hết năm này sang năm khác.

Tất cả những thức ăn tự nhiên đích thực không chứa những chất bảo quản và phụ gia hóa học. Nếu một hãng nào ghi trên sản phẩm của họ là không chứa những chất này, bạn có thể mua sản phẩm đó, dĩ nhiên đấy phải là lời tuyên bố đầy tự hào của một hãng uy tín, còn nếu quảng cáo không trung thực thì là vấn đề khác.

Nói tóm lại, không nên mua một loại thức ăn chỉ vì lời quang cáo “thức ăn tự nhiên” hoặc “đoạt giải thưởng”. Điều này cần phải xét lại.

Đừng chỉ nghe ý kiến của người bán chó, người nuôi và bác sĩ thú y. Bạn cần nghe chính con tim bạn. Những người tot nay chi trmh bày ý kiên cá nhân và họ tự hào điều họ biêt và làm đối với chó là hay nhất. Bạn cần lắng nghe những điêu khác từ những người mầ bạn tin rằng họ có khả năng nuôi chó thật sự, những gợi ý và cả thất bại của họ. Nói cách khác, cần tham khảo ý kiến nhiều người thì tốt hơn là chi nghe một ý kiến. Xin nhớ, không ai chăm sóc con chó của bạn nhiều như chính bạn.

THỰC PHẨM CẦN TRÁNH

Những thực phẩm có thể nguy hiểm đối với chó? Một vài loại thích hợp với con người, thậm chí với vài loài động vật khác, nhưng lại có thể nguy hiểm đốì với chó, vì sự trao đổi chất của chúng khác nhau. Một vài loại có thể chỉ gây xáo trộn nhẹ sự tiêu hóa, nhưng ngược lại những loại khác có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong.

Dưới đây là những thực phẩm phổ biến mà bạn không nên cho chó ăn (cố tình hay vô ý). Dĩ nhiên, danh sách này chưa đầy đủ, vì các nhà khoa học chưa liệt kê được hết mọi loại mà con chó của bạn không nên ăn.

Những thức ăn, thức uống cần tránh Lý do
Những thức uống chứa cồn. Có thể khiến chó say, hôn mê rồi chết.
Thức ăn cho em bé Có thể chứa bột củ hành, một loại có thể độc đối với chó (xem phần củ hành bên dưới). Ngoài ra, còn có thể dẫn tới kết quả thiếu chât dinh dưỡng nếu ăn số lượng lớn.
Xương từ cá, gia cầm hoặc những nguồn thịt khác Có thể làm nghẽn hô hấp hoặc xé rách hệ tiêu hóa.
Thức ăn cho mèo Nhìn chung, hàm lượng đạm và chất béo quá cao.
Sôcôla, cà phê, trà và những loại khác chứa chất caffeine. Chứa chất caffeine, theobromine hay theophylline, những chất có thể gây độc, ảnh hưởng đến tim và hệ thần kinh.
Tinh đầu của cam, quít Có thể gây nôn mửa.
Những cục mỡ Có thể gây ra “pancreatitis”
Quả nho và nho khô Chứa một độc tố chưa được đính danh, cổ thể làm hại cật
Cây hoa bia Có hợp chất chưa được định danh, gây ra đau đớn, tăng nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, tai biến ngập máu và chết.
Những chất bổ sung vitamin chứa sắt dành cho con người Có thể làm hại lớp che hệ tiêu hóa và có độc đôi với những cơ quan khác bao gồm gan và cật
Số lượng lớn của gan Có thể gây độc cho vitamin A, làm ảnh hưởng đến cơ bắp và xương.
Những quả hạch Macadamia Chứa độc tố vô danh, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thần kinh lẫn cơ bắp.
Cần sa Có thể làm suy nhược hệ thần kinh gây ra nôn mửa và làm thay đổi nhip tim.
Sữa và những sản phẩm từ bơ sữa khác Vài con chó và mèo trưởng thành không có đủ lượng enzyme lactase, cái làm vỡ chất lactose (đường sừa) trong sữa. Điều này có thể dẫn tới kết quả bệnh tiêu chảy. Những sản phẩm sữa không ngăn cản lactose thì thú nuôi dùng được.
Moldy hay thức ăn hư hỏng, lòng, ruột Có thể chứa những độc tố gây ra nôn mửa và có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác.
Nấm Có thể chứa độc tố tác động đến nhiều hệ thống trong cơ thể, gây sốc và dẫn tới tử vong.
Hành và tỏi (sống, nấu hay bột) Chứa sulfoxides và disulfides, có thể làm hại tế bào hồng cầu và gây ra bệnh thiếu máu. Mèo dễ bị hơn chó. Tỏi ít độc hơn hành.
Quả hồng vàng (Persimmon) Hạt có thể gây cản trở ruột và làm viêm ruột.
Hột của quả đào và mận Có thể cản trở cho bộ máy tiêu hóa.
Củ khoai tây, cây đại hoàng và lá của cây cà chua; thân cây khoa cây và cà chua Chứa oxalates, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa và các bộ phận của đường tiểu.
Trứng sống Chứa một enzyme gọi là avidin làm giảm sự hấp thu biotin (một loại vitamin B). Điều này có thể dẫn tới những rắc rối về da và bộ lông. Trứng sống có thể còn chứa khuẩn Salmonella.
Cá sống Có thể dẫn tới kết quả thiếu thiamine (một loại vitamin B), làm giảm sự ngon miệng, tai biến ngập máu và những ca nguy kịch, chết. Điều này dễ xảy ra hơn nếu cho ăn cá sống đều đặn.
Muối Nếu ăn số lượng lớn, có thể dẫn tới sự thiếu cân bằng chất điện phân.
Gân Có thể làm “kẹt” hệ tiêu hóa, gọi là “string forreign body”.
Thức ăn ngọt Có thể dẫn tới béo phì, những vấn đề về răng và có lẽ cả bệnh đái đường.
Tóp mỡ (số lượng lớn) Tóp mỡ không cân bằng dinh dưỡng. Đừng bao giờ có chúng nhiều hơn 10% khẩu phần ăn. Mỡ cần được lóc ra từ thịt; cũng không nên cho ăn xương
Thuốc lá Chứa chất nicotine, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa.Có thể dẫn tới kết quả tim đập nhanh, đột quị hôn mê rồi chết, heart beat, collapse coma, and death.
Bột nhào men bia Có thể nở ra và sản xuất gas trong hệ tiêu hóa, gây đau đớn và có thể làm thoát vị dạ dày hay ruột.

PHƯƠNG PHÁP CHO CHÓ ĂN

Nhìn chung có nhiều phương pháp khác nhau. Đôi khi tuổi tác và kích cỡ của chó đóng vai trò quyết định, nhưng thỉnh thoảng lại dựa vào cách phát triển và thể chất của chó. Có hai phương pháp cho ăn phổ biến: Chon lựa tự do và thời gian cho ăn giới hạn.

CHỌN LỰA TỰ DO

Nhiều người lúc nào cũng để thức ăn đầy cả tô cho chó. Điều này cho phép chó ăn bất kỳ lúc nào nó muốn và cũng có thể án nhiều đến mức mà nó muốn. Thật dễ dàng. Song các nhà khoa học không thường đề nghị cách cho án này. Bởi việc để đầy thức ăn trong tô thì bạn không kiểm tra được lượng thức ăn mà con chó của bạn đang ăn, dẫn tới việc béo phì. Nếu nhà bạn nuôi nhiều chó, cách cho ăn này sẽ gặp khó khăn, vì bạn khó xác định con nào ăn nhiều và con nào ăn ít hơn.

Đối với những con ăn với số lượng nhỏ  nhưng ăn nhiều lần trong này hoặc những con thuộc giống chó cảnh thường có khuynh hướng bị “hypoglycemia” (đường huyết thấp) thì cách  cho ăn này có thể chấp nhận được. Mỗi buổi sáng, tô được đựng đầy khay phần ăn cả ngày của chó. Việc không quan tâm lúc nào tô hết thức ăn, không thêm thức ăn vào tô cho tới ngày hôm sau, chó có thể gầy nhom hoặc trở nên béo phì lúc nào không biết.

CHO ĂN GIỚI HẠN THỜI GIAN

Phương pháp này được ưa thích hơn. Đây là cách cho ăn những bữa nhỏ với một số lần trong ngày. Tổng lượng khẩu phần ăn được chia trên số lần cho ăn. Số lần cho ăn dựa trên tuổi tác và kích cỡ. Trong mỗi lần cho ăn, số lượng thực phẩm trên lý thuyết được cung cấp cho chó. Nếu chó không ăn, bạn cần dọn dẹp lượng thức ăn này sau 20 phút và không cung cấp thêm lần nữa cho tới lần cho ăn kế tiếp theo thời khóa biểu. Một số lần như thế chó con sẽ hiểu rằng nó cần phải ăn khi bạn cung cấp thức ăn cho nó hoặc bữa ãn sẽ không còn nữa.

Nếu nuôi nhiều chó trong nhà thì cách cho ăn này thích hợp hơn thậm chí bạn có thể cho mỗi con ăn ở phòng riêng. Cần cung cấp đủ lượng thức ăn cho mỗi con và chỉ cho phép kéo dài thời gian ăn trong 20 phút.

Khi thời gian kết thúc, bạn dọn dẹp dụng cụ và thức ăn thừa. Điều này có thể giúp bạn biết được sự ngon miệng của từng con và thức ăn thừa. Ngoài ra, còn giúp kiểm soát chế độ ăn của mỗi con để ngừa việc cho ăn thêm ngoài kế hoạch.

CÁCH CHO CHÓ ĂN

CHÓ CON

Người nuôi thường muốn chuyển thức ăn của chó con sang thức ăn của chó trưởng thành từ rất sớm. Họ làm điều này vì lý do kinh tế, do họ chưa đánh giá đúng mức giai đoạn tăng trưởng của chó hoặc ngộ nhận rằng thức ăn của chó con quá bổ có thể làm hại đến sự tăng trưởng. Điều quan trọng mà ta cần nhớ là, nhu cầu dinh dưỡng của chó con có sự khác biệt so với chó trưởng thành ra sao. Có những nhu cầu đặc biệt mà ta cần biết cho tới khi kết thúc giai đoạn tăng trưởng của chó.

Nhu cầu năng lượng

Trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ tăng trưởng, chó con cần số năng lượng nhiều gấp đôi so với chó trưởng thành, xét ở trọng lượng cơ thể. Hệ số nhân này giảm xuống lên từ từ, nhưng khi chó con đạt 80% trọng lượng của chó trưởng thành, nó van tiêu thụ năng lượng nhiều hơn 20% so với chó trưởng thành. Việc cho chó con sử dụng thức ăn cô đặc nhằm tránh sư quá tải của bộ máy tiêu hóa của nó.

Chó con có tỷ lệ tăng trưởng rất khác nhau tùy theo kích cỡ

Một con thuộc giống chó nhỏ đạt 40-50% trọng lượng trưởng thành của nó trong vòng 3-4 tháng, còn chó con thuộc giông lớn phải mất từ 5 tháng trở lên.

Chó cảnh Caniche đạt trọng lượng trưởng thành của nó trong vòng 8 tháng: đến lúc đó nó tăng trọng lượng mới sinh lên đến 20 lần. Chó con Newfoundland vẫn tiếp tục tăng trưởng cho tới khi được 18-24 tháng tuổi, lúc đó nó tăng trọng lượng mới sinh lên đến khoảng 100 lần.

Biểu đồ hệ số nhân từ trong lượng sơ sinh đến 1 năm tuổi

Biểu đồ trọng lượng hệ số nhân từ sơ sinh đến 1 năm tuổi
Biểu đồ trọng lượng hệ số nhân từ sơ sinh đến 1 năm tuổi

Nhu cầu chất đạm

Chó con cần một lượng chất đạm lớn cho việc “nâng cấp” bộ xương và tất cả những mô khác. Nhu cầu axit amin (amino-acid) của nó nhiều hơn khá xa so với chó trưồng thành. Thêm vào đó, chó con không sử dụng chất đạm hiệu quả như chó trưởng thành. Do sự hấp thu kém như thế nên một sản phẩm thức ăn tăng trưởng của chó con phải chứa ít nhất 25 – 30 % đạm nhiều hơn so với lượng đạm có trong sản phẩm của chó trưởng thành. Đối với chó con, sự thiếu hụt đạm có thể dẫn tới: tăng trưởng chậm, suy ỵếu hệ miễn dịch, bệnh thiếu máu v.v.

Nhu cầu chất khoáng

Nếu chó con thuộc giống lớn sử dụng chế độ àn có hàm lượng canxi quá cao thì sự tăng trưởng của nó sẽ bất thường. Do đó, cho ăn theo công thức thức ăn hợp lý dành cho chó con là rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của chúng.

Sự tiêu hóa tinh bột

Sự sản xuất enzyme tiêu hóa tinh bột (men phân giải tinh bột) chỉ đạt tới mức tốt nhất khi chó con hoàn tất sự tăng trưởng. Trước đó, chó con không tiêu hóa tinh bột được như thế. Chế độ ăn duy trì cho chó trưởng thành có thể chứa tới 50% tinh bột, nhưng thức ăn của chó con không nên chứa quá 30% tinh bột. Việc cho chó con ăn theo chế độ dành cho chó trưởng thành có thể gây ra phân lỏng, tiêu chảy và có khả năng khiến nó ăn chính phân thải của nó.

Điều chỉnh theo kích cỡ của giống

Tất cả thực phẩm dành cho chó con đều có chung vài đặc điểm: tỷ trọng năng lượng cao, sự cô đặc tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và giảm mức tinh bột. Những kích cỡ của giống chó cho thấy cần phải điều chỉnh rõ ràng.

  • Chó con thuộc giống lớn có khả năng bị bệnh tăng trưởng xương nhiều hơn. Những khó khăn này càng trầm trọng hơn bởi việc tiêu thụ quá nhiều năng lượng, làm tăng nhanh sự tăng trưởng, chẳng khác gì việc tiêu thụ quá nhiều canxi. Hạn chế hàm lượng chất béo và kiểm soát mức canxi là cách tốt nhất để tối thiểu hóa những rủi ro.
  • Ngược lại, chó con thuộc giống nhỏ và nhỏ hơn cần nhận nhiều năng lượng, nhưng với khôi lượng nhỏ. Chúng cần có khẩư phần ăn cô đặc hơn.

Kết luận

Sản phẩm thức ăn chó con không được sử dụng trong cùng một giai đoạn thời gian, tùy theo giống mà cho ăn: 8-10 tháng đối với chó con thuộc giống nhỏ; 10 – 12 tháng đối với giống trung bình và 14- 18 tháng đối với giống lớn. Người nuôi nên chờ tới khi kết thúc quá trình tăng trưởng, sau đó mới chuyển sang nuôi thức ăn dành cho chó trưởng thành.

Cách cho ăn

Kể từ khi chó con trên 6 tháng tuổi, kiểu ăn của chó trưởng thành được hình thành. Vài con ăn tốt một lần/ngày, nhưng việc cho ăn 2 lần/ngày thường hợp lý hơn. Những giống chó nhỏ và chó cảnh cần tiếp tục được cho ăn 3 lần/ngày để giúp ngăn ngừa “hypoglycemia”

  • Trước hết, bạn cần cho chó con ăn 4 lần/ngày.
  • Lập thời khóa biểu cho ăn cố định.
  • Đừng quên cho ăn cả ngày – hãy để chó con ăn trong 15-20 phút rồi làm sạch tô đựng thức ăn. .
  • Cung cấp nước nguội và sạch cho chó con uống suốt ngày.
  • Thay nước uống sau mỗi lần cho ăn.
  • Ngăn cản để gia đình không cho chó con ăn “thức ăn của người”.
Cho ăn bao nhiêu?
8 TUẦN ĐẦU TIÊN:

Không nên cách ly chó con với chó mẹ trước khi chúng được 8 tuần tuổi. Chó con rời mẹ sớm thường phải điều chỉnh cuộc sống một cách gay go và dễ bị tác động bởi bệnh tật hơn. Sữa mẹ cung cấp cho chúng có chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết giúp chúng trở nên khỏe mạnh.

Trong giai đoạn từ 3 đến 4 tuần tuổi, chó con sẽ bắt đầu ăn vài loại thức ăn đặc. Bạn có thể pha trộn 3 phần thức ăn với nrôt phần nước hoặc sữa dành cho chó con. Điều này sẽ giúp chúng tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nếu chổ con của bạn bắt đầu ăn một ít thức ăn đặc trước khi chúng rời khỏi mẹ thì chúng dễ dàng điều chỉnh cách sống hơn khi bạn đưa chúng về nhà.

Nếu chó con sẵn sàng về nhà với bạn thì có lẽ thích làm bạn với con người hơn là mẹ hoặc anh em cùng lứa với chúng.

TUẦN THỨ 6 ĐẾN 8:

Hãy cho chó con ăn 3-4 lần/ngày. Chúng cần những chất dinh dưỡng khác nhau hơn là chó trưởng thành. Bạn hãy chọn loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng cân bằng và thích hợp đối với nhu cầu của chúng, cần chắc là chúng sử dụng đủ lượng chất đạm (protein), canxi (calcium) và calori thích hợp. Hãy kiểm tra bao bì của thức ăn để xác định là bạn sử dụng đúng loại có khẩu phần dinh dưỡng cân bằng cho chó con của bạn. Thịt cần là thành phần trước tiên ghi trên bao bì.         .

SAU 8 TUẦN TUỔI:

Cho chó con ăn 2-4 lần/ngày. Nếu cho ăn 2 lần ngày, bạn quan sát kích cỡ và tuổi của chó, nếu thấy nó cần được ăn 1 chén thức ăn/ngày, bạn cho ăn mỗi lần ½ chén và cho ăn 2 lần/ngày. Nếu cho ăn 3 lần/ngày bạn chia chén thức ăn thành 3 phần, mỗi lần cho ăn 1 phần, ngày 3 lần, Nếu cho ăn 4 lần/ngày, bạn cho ăn mỗi lần ¼  chén.

Trong trường hợp chó con bỏ một bữa ăn, đừng cho ăn sau đó. Mỗi lần cho ăn, bạn chú ý xem nó ăn hay không ăn. Cứ thế cho ăn theo dứng thời khóa biểu

TỪ 3 ĐẾN 6 THÁNG

Chó con sẽ mọc răng. Chúng sẽ kỹ tính hơn trong việc ăn uống hoặc giảm bớt sự ngon miệng. Bạn hãy cho chúng ân những thực phẩm dinh dưỡng 2-3 lần/ngày. Nếu dạ dày của chúng bị rối loạn từ một hoặc hai ngày trộ lên, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Nhớ kiểm tra ghi chú trên bao bì để biết cho chó ăn bao nhiêu là vừa. Trong dộ tuổi này chó con sẽ tăng kích cỡ thêm, do đó nó cần nhiều thức ăn hơn mỗi ngày. Tổng lượng            thức ăn này được chia thành 3 lần cho ăn/ngày.

TỪ 6 THÁNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI:

Chó con có thể đã tăng trưởng ngoại hình đầy đủ, nhưng 1 chúng vẫn là chó con. Chúng cần được cho ăn loại thức ăn j dành cho chó còn, kết hợp thêm chất dinh dưỡng. Trong năm đầu tiên, hãy cho chúng ăn thưc phẩm dành cho cho con. Hãy hỏi bác sĩ thú y khi bạn muốn chuyển sang sử dụng thức ăn dành cho chó trưởng thành, cần chắc là thức ăn dành chọ chó trưởng thành vẫn cân bằng khẩu phần dinh dưỡng với thành phần thịt trước hết.

8 ĐẾN 9 THÁNG TUỔI:

Việc cho ăn có thể giảm xuống 1-2 lần/ngày.

CHÓ TRƯỞNG THÀNH

Con chó thừa biết rằng những món ngon  trong đĩa của bạn tốt hơn nhiều so với những gì mà nó đang ăn – và có thể bạn bị nó “xin xỏ”, thế là bạn cho nó đôi chút. Trước khi làm điều này bạn cần nhớ rằng chất dinh dưỡng tốt và khẩu phần ăn cân bằng là hai yếu tố chủ yếu để chó có sức khỏe tốt. Và điều này có nghĩa là, bạn cần quan sát kỹ sự tiếp nhận calori của chó.

Chó cần nhiều nước sạch và cũng cần được cho ăn những thực phẩm chất lượng tốt với số lượng thích hợp nhu cầu năng lượng của nó. Việc thu nạp không đầy đủ hoặc thừa mứa những chất dinh dưỡng có thể đều gây hại như nhau.

Phần lớn thức ăn khô của chó đều có nguồn gốc từ đậu nành, ngũ cốc hay gạo. Vài nhãn hiệu tốt hơn thì có thêm thịt hoặc bột cá (được ghi đầu tiên trong danh sách những thành phần trên bao bì). Mặc dù giá cao hơn, nhưng chúng đáng giá để bạn cần thạm khảo. Cho chó ăn một ít những thực phẩm chất lượng cao hơn, nghĩa là làm giảm bớt giá. Những thức ăn khô còn có khối lượng calori lớn hơn, nghĩa là có ít nước trong một chén thức ăn so với khẩu phần thức ăn đóng hộp. Điều này không gây hậu quả nghiêm trọng đối với chó nhỏ hơn, nhưng với chó lớn thì có thể gặp khó khăn trong việc ăn đủ khối lượng thức ăn đóng hộp cần thiết, bởi vì như thế mới đáp ứng dủ nhu cầu calori của nó (nghĩa là chúng phải ăn nhiều nước trong thực phẩm).

Nhìn chung, việc chọn thức ăn khô, đóng hộp hay nửa ẩm ướt là vấn đề cần xem xét kỹ. Đối với những giống chó lớn hơn (nặng trên 13,5 kg) cần được cho ăn thực phẩm khô hay nửa ẩm ướt trong phần lớn trường hợp.

Chất đạm, chất béo và carbohydrates cần thiết cho năng lượng. Nhu cầu khẩu phần ăn của chó có thể thay đổi tùy theo mức hoạt động, stress và cả lịch sử về sức khỏe. Chó tiêu thụ năng lượng bằng nhiều cách khác nhau. Thí dụ, chó ngoài trời có khả năng tăng khối lượng vận động, do đó chúng cần tỷ lệ đạm và chất béo cao hơn cho việc sản xuất năng lượng so với chó sống phần lớn thời gian trong nhà.

Chó có những giai đoạn sông khác nhau (bao gồm chó con (thời kỳ tăng trưởng), chó trưởng thành và chó già (bệnh tuổi già)., chúng cần số lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Trong những trường hợp đặc biệt như mang thai và chó con cần chăm sóc thì có thể ảnh hưởng đột ngột đến nhu cầu dinh dưỡng. Chó làm việc cần nhiều calori hơn, trong khi đó nhƯ cầu của chó “nằm dài như củ khoai” lại ít hơn (giống như chúng ta).

Những giống chó nhỏ hơn có thể bắt đầu sử dụng thức ăn dành cho chó trưởng thành khi chúng được 1 năm tuổi. Những giống chó lớn hơn cần tiếp tục sử dụng thức ãn cua chó con cho tởi khi hoàn toàn trưởng thành, thường là vào khoảng 2 năm tuổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y khi bạn quyết đinh chuyển loại thức ăn.

Cho ăn bao nhiêu?

Cho chó trưởng thành ăn 2 lần/ ngày, trong trường hợp chó ít vận động thân thể thì chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày.

CHÓ MANG THAI VÀ TlẾT SỮA

Có nhiều yếu tố cần xem xét kỹ để thực hiện việc gây giống tối ưu nhất. Những yếu tố này gồm có: di truyền, sức khỏe, môi trường sống, quản lý và việc cho ăn với chế độ thích . Những nhà chăn nuôi có thể giấu những khuyết điểm và dị tật di truvền ở vạt nuôi. Trước khi gây giống bạn cần teểm tra thể giai đoạn giao phối, mang thai và tiết sữa.

Cho ăn trong giai đoạn giao phối

Tình trạng cơ thể của từng con chó rất quan trọng. Cả ở đức giống và cái giống trong tình trạng thể chất ưu việt nhất, rèn luyện thân thể tốt và không béo phì hay gần nhom. Nếu con đực giống béo phì hay gầy nhom, có thể nó thiếu khả năng trong việc gây giống. Con cái giống cũng phải trong tình trạng thể chất tối ưu. Nếu gầy nhom nó không có khả năng tiêu thụ đủ thực phẩm trong giai đoạn mang thai để có những chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân nó và để nuôi bào thai. Nếu quá béo phì thì tỷ lệ sinh sản và những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra cho chó con. Chúng cần được nuôi bằng chế độ ăn đầy đủ và cân bằng. Do đó, cung cấp thêm cho chúng các chất vitamin và chất khoáng là điều không thừa. Tuy nhiên, bạn cùng cần cân nhắc kỹ khi cung cấp những chất bổ sung trong thời điểm này, bởi vì chúng có thể làm thay đổi sự cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn cân bằng và đầy đủ đà có sẵn.

Nên cung cấp nước sạch cho chó suốt ngày. Bạn có thể cho chó ăn loại thực phẩm dễ tiêu hóa và chứa nhiều năng lượng. Nếu cần thay đổi chế độ ăn, bạn nên thực hiện dần để tránh làm xáo trộn dạ dày hay giảm cân. Thân thể chó cần phải rắn chắc, cơ bắp mạnh mẽ, không có dấu hiệu cho thấy sự béo phì hay gầy nhom. Chó cần được cho ăn mỗi ngày chỉ 1 hoặc 2 lần.

Cho ăn trong giai đoạn mang thai

Sau khi gây giống, lượng thức ăn của chó cái cần được tăng dần. Xin nhắc lại, tăng dần chứ không phải tăng ngay lập tức với số lượng lớn hơn. Bởi vì, việc tăng ngay trong giai đoạn này là không cần thiết và có thể dẫn tới việc tăng trọng không mong muôn.

Tuy nhiên, sau tuần thứ 5, bào thai phát triển rất nhanh và chất dinh dưỡng tối ưu là điều bắt buộc phải sử đụng cho chó. Trong giai đoạn mang thai ở tuần thứ 5 và 6, lượng thức ăn cho chó cái cần được tăng dần vì lúc này chó con sử dụng chất dinh dưỡng của chó mẹ khoảng 30 – 50%. Trong thời điểm này bạn nên cho ăn nhiều bữa nhỏ rải đều suốt ngày, vì không gian bụng của chó mẹ bị giới hạn tùy theo sự tăng trưởng cùa chó con. Việc cung cấp đủ lượng thức ăn thích hợp trong giai đoạn này rất quan trọng, nhờ thế chó mẹ sẽ không trở nên gầy yếu, gặp khó khăn trong việc duy trì trọng lượng cơ thể và cổ đu lượng sữa cần thiết để nuôi chó con. Tuy nhiên, việc cho ăn quá mức cũng là điều cần quan tâm, bởi VI khi chó mẹ tăng trọng quá đáng có thể dẫn tới kết quả bào thai nặng hơn và những biến chứng trong lúc đẻ con.

Một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ ghi trên bao bì thức ăn do nhà máy cung cấp sẽ cho bạn thấy cách cho ăn trong tất cả các giai đoạn sống của chó (thời kỳ mang thai và tiết sữa).

Chó cái có thể bỏ ăn hoặc giảm ăn lên tới 24 giờ trong giai đoạn đẻ con. Thông thường thì chó cái sẽ từ chối toàn bộ thức ăn khoảng 12 giờ lúc đang sinh con. Tùy nhiên, một khi nó đẻ xong và bầy chó con đang nghỉ ngơi bình thường thì nó cần cung cấp thức ăn và nước sạch. Phần lớn chó cái bắt đầu ăn trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Nếu cần kích thích sự ngon miệng của nó, bạn có thể làm ẩm thức ăn băng nước ấm. Điều này sẽ bảo đảm rằng chất lỏng thích hợp sẽ được tiêu thụ.

Cho ăn trong giai đoạn tiết sữa

Trong thời kỳ tiết sữa chó mẹ thường căng thẳng cực độ, do đó nó cần được cung cấp lượng calori thích hợp trong suốt giai đoạn này. Sự tiếp nhận năng lượng thích hợp cho phép việc sản xuất sữa nhiều và ngăn ngừa sự giảm cân ở chó mẹ. Bạn cần cung cấp nước sạch suốt ngày để bảo đảm việc sản xuất đủ dung tích sữa. Chó mẹ có kho dự trữ năng lượng rất ít trong lúc này, đặc biệt nếu nó đẻ nhiều con. Nếu không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết nó sẽ giảm cân, suy nhược cơ thể.

Nhìn chung, trong thời kỳ tiết sữa chó mẹ tiêu thụ gấp 2-3 lần nhu cầu năng lượng duy trì của nó. Một qui tắc chung, bạn cần cho ãn khoảng 150% nhu cầu năng lượng duy trì của chó mẹ trong tuần đầu tiết sữa, 200% trong tuần thứ 2 và 300 % trong tuần thứ 3-4 cho tới khi chấm dứt giai đoạn tiết sữa.

Cao điểm của sự tiết sữa diễn ra trong tuần thứ 3 và 4. Sau giai đoạn này bạn có thể cho chó con ăn loại thức ăn đặc hoăc nửa đặc. Số lượng sữa do chó con tiêu thụ sẽ bắt đầu giam khi sự tiếp nhận thức ăn đặc tăng lên.

Trong giai đoạn tiết sữa, bạn cần cho chó mẹ sử dụng khẩu phần ăn cân bằng, đầy đủ và nhiều năng lượng. Nên cho ăn một số bữa nhỏ rải đều suốt ngày để chó mẹ có thể tiêu thụ đủ năng lượng duy trì theo nhu cầu của nó. Ngoài ra, sau tuần tiết sữa thứ ba, chó mẹ cần được cho ăn riêng (tách rời với chó con) để chó con không ăn thức ăn của chó mẹ. Nếu cần có thể làm ẩm thức ăn để tăng thêm vị ngon. Không nên bổ sung thêm gì cả trừ khi có đề nghị của bác sĩ thú y, bởi vì điều này có thể làm nảy sinh rắc rối về sức khỏe. Cần cung cấp nước sạch suốt ngày, bởi vì khi không tiếp nhận đủ nước chó mẹ sẽ giảm sản xuất sữa.

Cho ăn lúc cai sữa

Quá trình cai sữa của chó con xuất hiện bình thường vào luc chúng được khoảng 6 tuân tuổi. Điều này sẽ giúp chó mẹ thoát khỏi tình trạng stress trầm trọng. (This will leave the bitch in a very stressful State). Việc tiếp tục sản xuất sữa có the dân tới bệnh viêm vú, do đó nêu chó me vẫn tiếp tục tiết sưa, bạn cân giam bớt lượng thức ăn trong một số ngày. Những nhà khoa học đề nghị không cho chó me ăn trong ngay chó con cai sữa, nhưng cần cung cấp nhiều nước sạch trong thời điểm này. Việc giảm lượng thức ăn cần tiến hành từ từ, bạn hãy giảm từ 25% xuống còn 50%, 75% rồi 100$ nhu cầu năng lượng duy trì của chó mẹ (giảm một số ngày liên tiếp nhau trong những ngày thôi cho bú).

Sau đó chó mẹ có thể trô lại chế độ ăn duy trì hoặc tíếp tuc chế độ ăn mà nó sử dụng trong thời kỳ mang thai và tiết sữa. Nếu cho ăn như trong giai đoạn chó mẹ mang thai và tiết sữa, bạn cần giảm bớt lượng thức ăn. Nếu muốn cho ăn theo chế độ khác, bạn cần thay đổi dần, mỗi lần thay đổi nên trên 5-7 ngày. Ngoài ra, vào lúc này, bạn có thể chó con ăn theo chế độ ăn cua chó con đang tăng trưồng, tuy nhiên cũng cần phải thay đổi dần.

Việc quản lý và cho ăn thích hợp trong giai đoạn mang thai và tiết sữa sẽ bảo đảm tình trạng thể chất của chó mẹ tốt và tối thiểu hóa được sự giảm cân xuất hiện trong giai đoạn tiết sữa. Nếu sự giảm cân xảy ra trong giai đoạn tiết sữa, cần giới hạn ít hơn 10% trọng lượng của chó mẹ. Hơn nữa, tình trạng của chó cái trong lúc phối giống ảnh hưởng đặc biệt đến sự thành công của quá trình mang thai và tiết sữa, và cả tình trạng thể chất của chó cái ở cuối chu kỳ sinh sản. Do đó, một chương trình cho ăn tốt là điều cần thiết để đạt kích cỡ lứa đẻ tối đa, bầy chó con khỏe mạnh và duy trì đửợc tình trạng thể chất của chó cái để nó có thể sản xuất sữa đủ cho bầy chó con.     .

Nhu cầu năng lượng duy trì của chó được ước lượng như sau (*):

Chó cảnh (1,36 kg – 5,5 kg) 150 – 450 kcal/ngày Chó nhỏ (5,9 kg – 9,08 kg) 450 – 700 kcal/ngày Chó trung bình (9,5 kg – 22,7 kg) 700 – 1500 kcal/ngày Chó lớn (51 – 100 pounds) 1500 – 2400 kcal/ngày

Chó rất lớn (từ 23,15 kg trở lên) 2400+ kcal/ngày          .

(*) Nhu cầu năng lượng thay đổi tùy theo giống, nhiệt độ, mức hoạt động, tuổi tác, (Energy requirements vary with breed, temperament), tình trạng sinh lý, môi trường sống.

CHÓ GIÀ

Nhu cầu dinh dưỡng

Trong vòng 30 năm qua chó đã sống thọ hơn. Có nhiều nhân tố góp phần cho điều này bao gồm việc chủng ngừa vắcxin và sự chàm sóc của thú y tốt hơn, nhưng một trong những nhân to quan trọng nhất chính là chất dinh dưỡng tốt hơn.

Chó lớn tuổi phải trải qua nhiều thay đổi sinh lý, và do có những thay đổi này nên những nhà khoa học đề nghị bạn nuôi chúng khác với khi chúng còn là chó con. Nhưng làm sao để xác định, là chó đã già? Một con chó được công nhận là già khi nó đang bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc sống thông thường. Thí dụ, một con chó thuộc giống to lớn như Great Dane, thông thường sẽ sống khoảng 9 năm, nó được xem là già khi sống đến tuổi thứ 6. Một con Poodle thông thường sẽ sống khoảng 15 năm, khi nó sống đến tuổi thứ 10 thì được xem là già. Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ so với qui luật này, nếu một con chó năng động, có ngoại hình tốt, người ta sẽ cho nó ăn và tập luyện như một con chó trẻ hơn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều con chó săn và chó kéo đã 11năm tuổi, nhưng người ta vẫn cho chúng ăn và tập luyện giống như khi chúng 3 tuổi.

Sự thay đổi do tuổi tác

Trong cuộc sống, chó có những thay đổi khác nhau do tuổi tác. Chúng có thể trải qua sự thay đổi hành vi liên quan đến bệnh viêm khớp hay hoạt động bất thường của một bộ phận trong cơ thể. Chúng có thể không chịu đựng nổi sự nghịch ngợm của trẻ con, ngủ ít đi và có thể tiểu bậy trong nhà (do không kềm chế được), hoặc thỉnh thoảng bị mất phương hướng. Thị lực của chúng bắt đầu giảm đôi chút và có thể sẽ gặp khó khăn khi nhìn trong ánh sáng yếu. Chúng cũng có thể giảm khả năng nghe và dễ dàng bị ngạc nhiên hay giật mình. Cơ bắp của chúng không còn rắn chắc, khỏe mạnh như trước nữa. Chúng ít hoạt động hơn và cần có một chỗ nghĩ ngơi tiện nghi, ấm áp. Răng sẽ bị hư và chúng có thể rụng vài cái răng hoặc bị bệnh về răng. Ngoài ra, còn nhiều hậu quả khác cũng do tuổi tác, thí dụ chức năng thận suy giảm hoặc bị bệnh tim.

Tóm lại, bạn cần có chế độ chăm sóc và cho ăn đặc biệt đối với chúng.

Khuynh hướng béo phì

Do giảm hoạt dộng nên nhiều con chó tăng trọng. Béo phì là vấn đề bình thường đối với chó già. Vì chúng không vận động thân thể nhiều nên việc làm giảm cân có thể rất khó khăn. Nhìn chung, không để chó trở nên béo phì thì tốt hơn là phải làm giảm cân khi chúng về già. Và đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cổ thể làm để tăng chất lượng và tuổi thọ cho chó.

Nét đặc trưng trong chế độ ăn của chó già

Chó già cần có chế độ ăn cân bằng tốt, nghĩa là cần giảm lượng calori, đạm và chất béo; còn chất xơ thì tăng nhiều hơn. Đối với một vài con chó già bạn có thể tiếp tục cho chúng ăn thực phẩm thường lệ, nhưng với số lượng ít hơn.

Công thức chế độ của chó già được tính một cách đặc biệt, nghĩa là giảm lượng calori và giúp tạp ra cảm giác no đủ nhưng lại ít calori hơn. Trong loại thức ăn thương mại, khẩu phần ăn dành cho chó già có khoảng 18% đạm (trên nền vật chất khô), nhưng ngược lại , khẩu phần ăn của chó suy thận thì chỉ chứa khoảng 14% đạm. Nếu chó giảm nhiều về chức năng cật, khẩu phần ăn có lượng chất đạm thấp hơn nữa, vì điều này sẽ làm giảm khối lượng công việc của cật.

Riêng về chất béo, trong khẩu phần ăn của chó già cần ở mức từ 8 đến 12 %. Chó già dễ vị táo bón, do đó chất cơ cần ở mức cao hơn, khoảng 3 đến 5%. Bạn có thể bổ sung cám lúa mì vào thức ăn thường lệ của chó để tăng lượng chất xơ. Nếu chó già ăn thức ăn khô, điều này sẽ giúp kiểm soát được sự hình thành cao răng và giảm bệnh về nứu răng.

Cho chó già ăn gì?

Một vài con chó già không bị béo phì, do đó không cần can thiệp về thực phẩm. Nhưng nếu côn chó của bạn gay và không ăn uống tốt, cần kiểm tra toàn bộ để loại bỏ những rắc rối bệnh tật có thể xảy ra. Sau khi kiểm tra, việc cho chó ăn là một thách thức kế tiếp. Nếu chó thường ăn thực phẩm khô, có thể nó sẽ giảm ăn, vì loại thức ăn nghiền thô và lớn sẽ khiến nó khó nhai. Việc cho ăn loại thức nghiền nhô hay trộn ẩm với nước sẽ giúp chó nhai dễ hơn. Nếu bạn trộn thức ăn đóng hộp hoặc nước luộc thịt (nước xuýt) vào thức ăn khô sẽ làm chó khoái chí hơn. Một vài con lại thích ăn thực phẩm dành cho mèo hơn và vui vẻ để ăn. Nhưng trong loại thức ăn này thường chứa nhiều chất đạm, do đó bạn cần tránh không nên cho chó ăn.

Bạn có thể trộn một lượng nhỏ thức ăn đóng hộp dành cho mèo vào thức ăn nghiền dành cho chó dể cung cấp vị ngon nhiều hơn. Một vài con có thể không phản đối nêu bạn cho một ít sữa hoặc trứng vào thức ăn khô. Một số con khác rất thích loại thức làm tại nhà như cơm, khoai tây, rau củ thịt gà hoặc hamburger rất tốt đối với chó, bởi vì những loại này chứa vitamin và những chất khoáng trực tiếp.

Bạn cần hỏi bác sĩ thú y về công thức làm thức ăn tại nhà cho chó và công thức nào là tốt nhất.

Những chất bổ sung cho chó già

Chó già có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Và một trong những nhu cầu đó là, cần được cung cấp những sản phẩm chứa chất dinh dưỡng bổ sung (có thể gọi là “thuốc bổ”). Rất nhiều con chó già bị bệnh viêm khớp. Việc cho chó ăn hàng ngày những sản phẩm chứa glucosamine và choline chloride sẽ giúp hạn chế bệnh viêm khớp và ngừa sự thiệt hại sụn ở khớp xương của chó trong tương lai.

Những sản phẩm bổ sung rất an toàn và hiệu quả, không đòi hỏi phải có công thức chi tiêt. Nếu chó không có chế độ ăn cân bằng, bạn cần bổ sung vitamin và chất khoáng cho nó để ngừa sự thiếu hụt.

Vài người thích cho ăn antioxidants như loại Antioxidant Oxi-Tabs dành cho người. Bạn cũng có thể cung cấp loại này cho chó. Xin nhắc lại, chất xơ (như trong cám lúa mì) có thể giúp hạn chế chứng táo bón.

CÁCH CHO ĂN TỐT

Đối với chó con

Bạn cho chó con ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày. Không giống con người, hệ tiêu hóa của chó không thể điều khiển sự thay đổi về thức ăn. Nó có thể gây ra rối loạn dạ dày và sinh ra bệnh tiêu chảy.

  • Khi chuyển sang loại thức ăn mới cần chuyển dần dần, hãy sử dụng cả hai loại thức ăn cũ và mới trong khẩu phần ăn của chó cho tới khi bạn loại bỏ dần hết loại thức ăn cũ. Chó con có thể bi tiêu chảy nếu thay đổi loại thức ăn đột ngột.
  • Cho ăn cùng thời điểm mỗi ngày.
  • Luôn cung cấp nước sạch suốt ngày.
  • Giữ thức ăn và tô đựng nước sạch sẽ.
  • Không cho chó con ăn quá nhiều.
  • Theo hướng dẫn đề nghị số lượng thức àn dành cho chó con.
  • Kiểm tra mức độ hoạt động và trọng lượng của chó con rồi điều chỉnh việc cho ăn thích hợp.
  • Đừng hoảng hốt trước những thay đổi về sự ngon miệng của chó con. Việc giảm sự ngon miệng hay thỉnh thoảng rối loạn tiêu hóa là bình thường. Nếu dạ dày cua chó con rối loạn quá mức hoặc kéo dài hon một ngày hoặc hai ngày, bạn cần nhờ bác sĩ thú y.
  • Nếu trộn nước vào thức ăn khô, bạn cần trộn 1 phần nước với 4 phần thức ăn khô.

Thành phần đầu tiên trong thức ăn của chó con phải là thịt. Không phải “bột thịt” hay sản phẩm làm từ thịt mà phải là thịt thật sự. Là chó con thì không có nghĩa phải ăn chủ yếu ngũ cốc và lúa mì. Nếu thành phần đầu tiên trong thực phẩm dành cho chó con là ngũ cốc, lúa mì, bột thịt hay san pham lam từ thịt. Thành phần đầu tiên ghi trên bao bì sẽ cho thấy phần lớn loại thực phẩm đó là làm từ cái gì.

Dưới đây là bảng hướng dẫn cách cho ăn. Nhu cầu của mỗi giống chó có thể khác nhau, do đó có sự khác biệt trong bảng. Đơn vị đo lường tính bằng chén (mỗi chén 226,8g thức ăn). Bạn có thể cho chó con ăn đến 1,5 lần số lượng cao nhất liệt kê trong giống của chúng.

Giống chó điển hình Trọng lượng khi trưởng thành Thức ăn khô Thức ăn khô trộn với thực phẩm đóng hộp
Chihuahua, Yorkshire Terrier, Toy Poodle Lên tới 4,54 kg 1/3 đến 1 chén 1/4 hộp + đến 3/4 chén
Miniature poodle, Scottish Terrier 4,54 kg – 11,35 kg 1 đến 1/4 chén ½ hộp + ½ đến 1½ chén
Cocker Spaniel, Beagle, Springer spaniel 11,35 kg – 22,70 kg 2 ¼ đến 3 ¾ chén 1 hộp + 1 to 2½ chén
Collie, Boxer, Labrador, Golden Retriever 22,70 – 34,05 kg 3 ¾ to 5 chén 1 ½ hộp + 1 ¾ to 3 chén
Great Dane, Malamute St. Bernard, Mastiff Trên 34,05 kg 5 – 8 chén 2 hộp + 2 ½ to 5 ¼ chén

Đối với chó trưởng thành

  • Phần lớn chó trưởng thành cần được cho ăn 1 lần/ngày, cùng thời điểm mỗi ngày. Việc cho ăn cùng thời điểm sẽ giúp chó đi vệ sinh đúng thời gian biểu. Tuy nhiên, đối với vài giống cho, đặc biệt là những giống lớn hơn, cần được cho ăn hơn 1 lần/ngày. Hãy hỏi bác sĩ thú y xem cần cho chó của ban ăn bao nhiêu lần một ngày.
  • Hãy cho ăn cùng loại thức ăn và cùng nhãn hiệu mỗi ngày. Không giống như người, hệ tiêu hóa của chó không thi điều khiển sự thay đổi thức ăn. Điều này có thể gây ra sự khó chịu cho dạ dày và bệnh tiêu chảy.
  • Khi chuyển sang loại thức ăn mới, cần chuyển dần dần hãy sử dụng cả hai loại thức ăn cũ và mới trong khẩu phần ăn của chó cho tới khi bạn loại bỏ dần hết loại thức ăn cũ. Chó con có thể bị tiêu chảy nếu thay đổi loại thức ăn đột ngột.
  • Luôn giữ sạch nước uông của chó suốt ngày. Hãy thay nước ít nhất 1 lần/ngày, thay nhiều hơn đối với chó bị chảy nước mũi, nước dãi.
  • Không chó ăn quá nhiều.
  • Kiểm tra mức hoạt động và trọng lượng của chó con rồi điều chỉnh việc cho ăn thích hợp.
  • Nếu chó béo phì hoặc đi vệ sinh trong nhà, có thể bạn cần làm lại thời khóa biểu cho ăn.

PHẦN BỔ SUNG

Vấn đề sức khỏe

Muốn điều chỉnh chế độ ăn hay bất kỳ những loại thực phẩm nào cho chó bị bệnh tim, cật, gan hay ruột hoặc chó bị bệnh ung thư, trước tiên bạn cần luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Việc đo lường khẩu phần ăn đặc biệt cũng quan trọng đối với chó dị ứng thức ăn hoặc thuốc men, bị những bệnh về trao đổi chất nào đó hay những tình trạng sứ ckhỏe khác.

Nghĩ về từng giai đoạn sống của chó

Cần chắc rằng thức ăn mà bạn chọn thích hợp với từng giai đoạn sống của chó. Chó con ăn thực phẩm dành cho chó trưởng thành sẽ không có được lượng calori, đạm, vitamin và chất khoáng cần thiết để tăng trưởng đầy đủ. Chó trưởng thành ăn thực phẩm dành cho chó con sẽ trở nên béo phì. Chó lớn tuổi hơn có thể cần thực phẩm dành cho chó già, vì loại này dê tiêu hóa hơn. Trong giai đoạn sinh sản, chó cái cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi bào thai và tiết sữa tốt cho con bú sau này.

Việc đọc nhãn hiệu là bước quan trọng nhất để tìm thức ăn đáng giá cho con chó của bạn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhãn hiệu thức ăn dành cho chó. Bằng cách nào bạn biết đâu là loại thức ăn tốt nhất dành cho con chó của bạn? Trên bao bì của mỗi loại hàng hóa đều có ghi thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, nhưng chó thật sự nhận được không?

Nghĩ về tuổi của chó

  • Đối với chó con (nhỏ hơn 8-9 tháng tuổi và nhẹ hơn 13,5 kg): cần có kế hoạch cho ăn thức ăn khô, đóng hộp đặc hay nửa ẩm ướt. Nếu con chó của bạn nặng trên 13,5kg, thì nên cho ăn thức ăn khô vì có khối lượng calori nhiều hơn.
  • Đối với chó trưởng thành (8-9 tháng đến 6 năm tuổi): cần có kế hoạch cho ăn thức ăn khô, đóng hộp đặc hay nửa ẩm ướt.
  • Đối với chó già (trên 7 tuổi): cần có kế hoạch cho ăn thức ăn khô, đóng hộp đặc hay nửa ẩm ướt.

Nghĩ về trọng lượng lượng cơ thể của chó:

  • Chó nhẹ cân: cho ăn 1,5 lần số lượng thức ăn “thưowfng lệ” và cần gặp bác sĩ thú y để bàn về tình trạng cơ thể của chó. Hãy nghĩ đến việc chuyển sang loại thức ăn chứa chất đạm và béo nhiều hơn.
  • Chó “thịt nạc”: nhiều con chó khỏe mạnh có ngoại hình mỏng manh đôi chút, đặc biệt là chó đực trẻ năng động. Hãy nghĩ đến việc tăng dần lượng thức ăn hàng ngày hoặc cung cấp thêm calori khoảng 25%. Cân chó mỗi tuần và cần có bảng ghi chép trọng lượng của chó một cách cụ thể.
  • Chó mũm mỉm: Nếu chó khá nặng cân một chút, thử tăng dần mức rèn luyện thân thể hàng ngày. Tăng dần việc tập thê dục trên 2 tuần nêu không có vấn đề gì về sức khỏe. Nêu không thực hiện cách này, hãy cắt toàn bộ “những bữa tiệc” dành cho chó rồi giảm dần việc thu nạp lượng thức ăn hàng ngày xuông khoảng 25%.
  • Chó mập hoặc béo phì: hãy ngưng tất cả các “bữa tiếc” ngoại trừ rau. Tăng dần việc rèn luyện thân thể trên 2 -3 tuần nếu không có vấn đề gì về sức khỏe. Nếu không thực hiện cách này, hãy giảm toàn bộ lượng thức ăn hàng ngày xuống khoảng 25 đến 40%, chuyển sang chế độ nhiều chất xơ và ít chất bép, gặp bác sĩ thú y bàn về kế hoạch của bạn. Hỏi về chế độ ăn kiêng giảm cân có hiệu quả đối với chó mà vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng

https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-cho/