Chomeocanh.com

Website chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó mèo cảnh, thú cưng

Chó con và chó trưởng thành

CHÓ CON

Thông tin chi tiết trong mục này theo tỷ lệ tăng trưởng và phát triển của chó con (tùy theo tuổi). Khi chó con được một tuổi, người ta công nhận chúng là chó trưởng thành, thành thục giới tính. Tỷ lệ tăng trưởng của chó con tăng rất nhanh so với con người. Mỗi giai đoạn tăng trưởng và phát triển của chó con là một điều khá thú vị.

SỰ TĂNG TRƯỞNG

Một trong những câu hỏi thông thường nhất về tỷ lệ tăng trưởng và phát triển của chó con là kích cỡ của chúng. Chó con sẽ tăng trưởng to như thế nào? Làm sao để xác định kích cỡ trưởng thành của chó con? Đây là những thắc mắc rất thú vị. Những mục miêu tả từng giai đoạn tăng trưởng của chó con dưới đây rất quan trọng, vi nó cho thấy điều gì mà bạn chờ đợi và cần đối xử với chó con ra sao.

Chó sơ sinh tới 3 tuần tuổi:

  • Chó sơ sinh không nhìn thấy, điếc và không có răng.
  • Trong tuần đầu tiên, 90% thời gian trong ngày chó con dùng đe ngu va 10% dùng để ăn. Chúng chỉ có khả năng bò trườn.
  • Mắt của chó con khép kín lúc mới sinh, chỉ mở ra trong giai đoạn từ một tuần đến hai tuần tuổi. Sau đó chó sẽ nhìn thấy.

Đôi tai của chó con sẽ mở khi nó dược 2-3 tuần tuổi.

  • Chó con không thể rùng mình. Nó nhỏ bé nên phải trông chờ vào sự ấm áp của cơ thể chó mẹ.
  • Chó con rên rĩ khi chúng lạnh, đói hay không cảm thấy thoải mái.
  • Chó con tăng trưởng trong lúc ngủ.
  • Chó con dựa vào mẹ trong một vài tuần đầu (bú sữa, tìm sự an ủi, vỗ về và học những nhu cầu cơ bản của loài chó).

Từ 3-7 tuần tuổi:

  • Chó con sẽ cai sữa (thôi bú) trong giai đoạn 3-7 tuần tuổi.
  • Những cái răng đầu tiên sẽ mọc hoặc răng sữa xuất hiện.
  • Chó con được dạy những nguyên tắc ứng xử cơ bản từ mẹ.
  • Chó con sẽ tiếp tục phát triển bằng cách hoà nhập với những con chó và động vật khác, kể cả con người.
  • Chó con sẽ đứng và bắt đầu đi.
  • Chó con 3 tuần tuổi sẽ phát triển khứu giác, bắt đầu sủa và cho thấy sự phát triển những mối quan hệ xã hội như ve vẩy đuôi, gầm gừ và nhe răng.
  • Khi chó con được 4 tuần tuổi chó mẹ vẫn gần như liên tục ở bên cạnh chúng.
  • Chó con sử dụng tốt đôi chân và có khả năng săn đuổi.
  • Giữa tuần tuổi thứ 4 và 5, chó mẹ dần giảm dần thời gian ở cạnh chó con.
  • Tỷ lệ tăng trưởng và phát triển nhanh trong giai đoạn này,
  • Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa bầy chó con trong lứa đồ sẽ dẫn tới việc có một con thống trị, lãnh đạo bầy.
  • Sau khi cai sữa, chó con cần được chửng ngừa vắcxin đề phòng nhiễm bệnh về sau. Nhìn chung, vắcxin cho chó con bao gồm bệnh sốt ho, bệnh dại, viêm gan, bệnh trùng xoắn móc câu, bệnh virút gây khó thở (parainfluenza), bệnh parvovirus và đôi khi cả bệnh bordetella.

Từ 7 đến 12 tuần tuổi:

  • Đầu giai đoạn này chó con thường nhận được nhà mới. Chúng bắt đầu tập trung sự chú ý vào người chủ hơn là những chó con khác chung quanh.
  • Thời kỳ sợ hãi đầu tiên của chó con xuất hiện.
  • Chúng bắt đầu học tên của chúng nhưng vẫn không chú ý lắm.
  • Chúng sẽ bắt đầu tập luyện những nguyên tắc ứng xử trong nhà.
  • Trước hết, chúng cần được cho ăn 4 lần/ngày. (Việc cho ăn cần giảm xuống 2 lần/ngày vào lúc chó trưởng thành hoặc thậm chí chỉ 1 lần/ngày trong trường hợp chó ít vận động thân thể).
  • Kỹ năng vận động của chó con được cải thiện.
  • Chúng sẽ sử dụng bản năng tự nhiên để tìm hiểu môi trường sống mới của chúng và những vật khác nhau chung quanh.
  • Chúng vẫn ngủ nhiều và tăng trưởng trong lúc ngủ. Khi bị stress, chó con sẽ dựng lông lên – phần lông quanh cổ và đọc theo xương sống.
  • Việc huấn luyện chó con phải được tiến hành và chó con cần hiểu những qui tắc của bạn.

Từ 12 đến 16 tuần tuổi:

  • Lần đầu tiên răng vĩnh cữu sẽ mọc đầy đủ..
  • Cần bảo đảm chó con chú ý nhiều vào đồ chơi và chơi đùa với những vật đó.
  • Vào giai đoạn này chó con sẽ ủng hộ hay phản đối sự lãnh đạo bầy và kiểm tra xem ai là chủ. Có thể chúng sẽ thách thức quyền lực của bạn.

Từ 4 đến 8 tháng tuổi:    .

  • Răng trưởng thành sẽ tiếp tục phát triển và trong giai đoạn này chó con có nhu cầu nhai gặm! Răng cửa và răng nanh rất quan trọng, bởi vì chó cắn và xé thức ăn băng những cái răng này.
  • Hãy cung cấp cho chúng những vật thích hợp cho việc nhai gặm. ’
  • Lúc này sự tin tưởng và liều lĩnh của chó con sẽ phát triển tương ứng với kích cỡ thân thể chung.
  • Chó con cho thấy sự say mê săn đuổi những con chó khác và bắt đầu trở nên độc lập. .

Từ 8 tháng đến 1 năm tuổi:

  • Việc cho ăn cần đều đặn, giảm xuống còn 2 hoặc 3 bữa ăn/ngày.
  • Lúc 8 tháng tuổi, một vài con sẽ dạt mức thành thục giới tính.
  • Chó con đủ lớn để theo học nhữrig khóa dạy vâng lời hoặc-chương trình huấn luyện chuyên nghiệp.
  • Chó con sẽ tăng trưởng xấp xỉ bằng phân nửa hoặc ba phần kích cờ của chó trưởng thành.
  • Chó cái đạt đến chiều cao chuẩn của giông nhưng vẫn tiếp tục “to ra”.

12 tháng tuổi:

  • Đến giai đoạn này xem như chó con đã kết thúc tỷ lệ tăng trưởng và phát triển, được công nhận là chó trưởng thành. Mặc dù sự thành thục giới tính có thể sớm hơn, nhưng một vài cá thể chúng không đạt sự tăng trưởng hoàn toàn cho tới khi ít nhất là 1 năm tuổi.

HÀNH VI

Chó con rên rỉ khi chúng đói, khát, nóng, lạnh, không thoải mái, mệt lã hay cô đơn. Chúng có trí thông minh và khả năng nhận thức trong việc học bằng một đứa bé 8 tháng tuổi. Chó con sẽ nhai gặm mọi thứ bằng răng của chúng. Đây là điều mà chúng muôn tìm hiểu về thế giới chung quanh. Do đó, bạn cần dạy cho chó con biết rằng vật gì là của chúng và chúng có thể nhai gặm được, còn cái thì không được phép đụng tới.

Chó con không thể “kềm chế* bàng quang lâu quá 1-2 giờ. Chúng sẽ tiểu thoải mái bất kỳ lúc nào và không biết “nín tiểu” hay thông báo điều này với bạn cho tới khi chúng được 6-9 tháng tuổi. Vì thế bạn không nên nhốt chúng trong nhà lâu quá 3 giờ. Đối với chó con, bạn hãy nhớ chúng cần đi ra ngoài sau khi ăn, uống, ngủ và chơi đùa, do đó tốt nhất cứ khoảng 2-3 giờ bạn cho chúng ra khỏi nhà một lần. Nếu bạn muốn chúng ngủ qua đêm thì không nên cho chúng uống nước sau 8 giờ tối. Một cái thùng sẽ giúp chúng học cách tiêu tiểu đúng nơi qui định dễ dàng hơn và sẽ tránh lam bạn bực mình vì chúng.

Chó con thích chơi đùa. Chúng sẽ chạy và săn đuổi những con quái vật tưởng tượng. Ngoài ra, chúng còn săn đuổi chân và những ngón chân của bạn, “tấn công” bạn và đuổi theo những quả bóng bằng xơ sợi, những thú cưng khác và cả những đứa trẻ nhỏ. Việc săn đuổi này là một cách chúng chơi đùa. Do đó, bạn đừng nổi cáu với chúng hoặc mong chờ chúng sẽ điềm tĩnh, dịu dàng và ngủ suốt ngày.

Nếu một cho con quá dồi dào sinh lực, quá sức chiu đưng của bạn thì tôt nhất nên nhốt chúng vào cũi rồi đặt nơi nào đó. Sự chơi đùa của chó con là một điều hữu ích, hãy sử dụng trí thông minh của bạn để hướng dẫn chúng trong việc chơi đùa bằng những đồ chơi thích hợp và những hoạt động như săn đuổi một quả bóng đang lăn hay những đồ chơi cho chúng nhai gặm.

Nếu chúng cào cấu hay cắn gặm bạn quá mạnh, hãy quát chúng thật lớn để chúng cụt hứng, không dám làm vậy nữa. Nêu chúng cứ tiếp tục đùa dai, hãy đặt chúng vào thùng với một món đồ chơi thích hợp để chúng nhai gặm.

Không nên la mắng chúng mọi lúc hay đánh đập hoặc đá chó con vì cơ thể chúng mềm mại và chúng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Nếu bạn sử dụng tay chân với chó con, khi lớn lên chúng sẽ sợ những cú đánh đá; Thay vào đó, bạn hãy vui lòng hướng dẫn, dạy bảo chúng bằng trí thông minh và sự khích lệ của bạn. Thí dụ, nếu chúng nhai cái gì không được phép, hãy nói “Cấm không được nhai” và đưa một món đồ chơi mà chúng có thể nhai gặm. Tốt hơn, nên cất bất kỳ vật gì bạn không muôn chúng phá phách. Chó con không biết phân biệt đâu là đôi vớ cũ, đâu là đôi vớ mới của bạn và cũng không biết thế nào là đôi giày cũ có đế mềm với đôi mới hiệu Nike đáng giá ba triệu đồng của bạn.

Chó con là một sinh vật cũng có những giác quan như con người, nhưng chúng không thể thông minh như người. Chúng cũng không phải là robot vô cảm, có thể vâng lời ngay lập tức từng ý tưởng chợt loé ra của bạn. Chúng thật sự muốn làm bạn vui lòng và muốn là một phần của gia đình và cuộc sống của bạn. Nếu coi chúng là thân hữu, bạn đừng bỏ mặc chúng ngoài sân vườn khi chúng lớn hơn, đừng xét xử chúng một cách cay nghiệt, thay vào đó, hãy dạy bảo chúng một cách nhẹ nhàng và hướng dẫn chúng trở thành những thành viên tốt trong gia đình bạn.

Là chó con nên chúng không hoàn hảo được. Chúng yêu mến bạn, sẵn sàng học tất cả những gì bạn dạy bảo. Để biết hành vi của chó con và cách chăm sóc chúng hãy tìm hiểu qua sách báo và thậm chí tham khảo cả những bài viết trên Internet. Bạn cần biết chúng là giông chó gì, đặc biệt ở chỗ nào và nhất là tính cách tiêu biểu của chúng, bởi vì điều này sẽ giải thích rõ tất cả những gì mà chó con làm.

Bạn hãy dạy chúng bằng tình yêu, sự kiên nhẫn và phương pháp phù hợp, có thế bạn và chúng mới gặt hái được nhiều niềm vui với nhau. Chó con muốn yêu thương bạn nhiều hơn bất kỳ điều gì, muốn sống với bạn và làm vui lòng bạn. Bạn có vui lòng mất thời gian để hiểu chó con không? Chúng cũng giống như người, cũng biết đói, khát, lo lắng, đau đớn, sợ hãi nhưng cách biểu hiện lại rất khác biệt so với người. Do đó bạn cân biết nhu cầu, ý muốn, những dấu hiệu cơ thể và ngôn ngữ của chó con. Một ngày nào đó chúng sẽ lớn lên, xinh đẹp ra và hy vọng rằng bạn sẽ tự hào về chúng và sẽ yêu chúng nhiêu như chúng đã yêu bạn.

Cuối cùng bạn cần lưu ý:

  • Chó con cần nhiều sự quan tâm. Nếu được bạn nên cho chúng ăn thực phẩm đặc biệt dành cho chúng, cung cấp đồ chơi cho chúng.
  • Cần chắc rằng chúng có chỗ ngủ đàng hoàng và có không gian riêng trong nhà.
  • Bạn phải dạy chúng những kỹ năng xã hội và hành vi chấp nhận được.
  • Thậm chí dạy chúng biết ngôn ngữ của bạn nữa.
  • Và khi chúng lớn hơn một chút bạn có thể gởi chúng đến trường dạy chó.

CHÓ CON VÀ CHÓ TRƯỞNG THÀNH

Chó con lanh lợi, bướng bỉnh và đáng yêu. Bạn có thể bồng chúng lên và âu yếm chúng. Việc nuôi cho con giong như nuoi đứa bé. Chúng cần ngủ nhiều và thường năm ngu tren vạt áo của bạn. Ai có thể thờ ơ trước gương mặt ngây thơ, đáng yêu của chó con. Nhưng chó con có thể tinh nghịch, cứng đầu và phá hoại.

Nuôi chó con tốn khá nhiều thời gian và công sức. Chúng cần đến gặp bác sĩ thú y khi bị bệnh, cần được dạy bảo cách sống trong nhà, cần tập hành vi đúng khuôn phép và xã hội hóa đến nơi đến chôn.

Trong giai đoạn mọc răng chúng có nhu cầu mãnh liệt là nhai gặm, nhai bất kỳ vật gì có trong nhà bạn. Giai đoạn chúng để bạn ôm ấp, âu yếm chúng không kéo dài. Chẳng mấy chốc, kích cỡ, tính tình, mức độ hoạt động và bộ lông của chúng sẽ thay đổi. Chó con lớn rất nhanh để trở thành chó trưởng thành. Giai đoạn giữa chó con và trưởng thành là thời kỳ nổi loạn của chúng, bất kỳ chúng ở đâu, gần như bạn phải giám sát liên tục.

Tùy theo giống, lúc một tuổi chúng sẽ được công nhận là chó trưởng thành. Một vài giông chậm trưởng thành hơn, ngược iại cũng có giống chưa đầy một tuổi đã lớn phát sợ. Do đó, trước khi nuôi giông chó nào bạn cần biết kích cỡ chuẩn của giống đó.

Bạn có con nhỏ hay có hàng rào an toàn không? Bạn có nhiều thời gian để huấn luyện và đi bộ với chúng không? Và bạn muôn loại chó có kích cỡ thế nào? Tất cả những điều này sẽ giúp bạn định hướng, quyết định nên nuôi loại chó nào. Đem về nhà một chó con không phải là điều dễ dàng nếu có thành viên trong gia đình bạn không đồng ý.

https://dogily.vn/cho-canh/cho-con-va-cho-truong-thanh/